Câu hỏi: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
$C{{H}_{4}}{{N}_{2}}O\xrightarrow{+{{H}_{2}}O}X\xrightarrow{+NaOH}Y\xrightarrow{+{{O}_{2}},xt}Z\xrightarrow{+{{O}_{2}}}T\xrightarrow{+{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O}E.$
Biết X, Y, Z, T, E đều là hợp chất của nitơ, Z là khí không màu, nặng hơn không khí. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chất X vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH.
B. Dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh.
C. Chất E có tính oxi hóa mạnh.
D. Chất Z tác dụng với dung dịch NaOH thu được 2 muối.
$C{{H}_{4}}{{N}_{2}}O\xrightarrow{+{{H}_{2}}O}X\xrightarrow{+NaOH}Y\xrightarrow{+{{O}_{2}},xt}Z\xrightarrow{+{{O}_{2}}}T\xrightarrow{+{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O}E.$
Biết X, Y, Z, T, E đều là hợp chất của nitơ, Z là khí không màu, nặng hơn không khí. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chất X vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH.
B. Dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh.
C. Chất E có tính oxi hóa mạnh.
D. Chất Z tác dụng với dung dịch NaOH thu được 2 muối.
Theo đầu bài, CH4N2O phải tác dụng với nước, đồng thời tạo ra chất hữu cơ X tác dụng với NaOH, nên dễ tháy CH4N2O là urê. Khi đó:
${{\left( N{{H}_{2}} \right)}_{2}}CO\xrightarrow{+{{H}_{2}}O}{{\left( N{{H}_{4}} \right)}_{2}}C{{O}_{3}}\xrightarrow{+NaOH}N{{H}_{3}}\xrightarrow{+{{O}_{2}},xt}NO$
$NO\xrightarrow{+{{O}_{2}}}N{{O}_{2}}\xrightarrow{+{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O}HN{{O}_{3}}$
A. Đúng. $\left\{ \begin{aligned}
& CO_{3}^{2-}+{{H}^{+}}\xrightarrow{{}}HCO_{3}^{-}; HCO_{3}^{-}+{{H}^{+}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O+C{{O}_{2}}\uparrow \\
& NH_{4}^{+}+O{{H}^{-}}\xrightarrow{{}}N{{H}_{3}}+{{H}_{2}}O \\
\end{aligned} \right.$
B. Đúng. NH3 khi tan trong nước, một phần nhỏ các phân tử amoniac kết hợp với ion H+ của nước tạo thành cation ( $NH_{4}^{+}$ ) và giải phóng anion ( $O{{H}^{-}}$ ). Ion $O{{H}^{-}}$ làm cho dung dịch có tính bazơ $\Rightarrow $ Dung dịch amoniac làm cho quỳ tím hóa xanh, còn dung dịch phenolphtalein từ không màu chuyển thành hồng.
C. Đúng. Trong hợp chất HNO3, nguyên tử N có số oxi hóa cao nhất là +5 nên axit nitric có tính oxi hóa mạnh, tùy thuộc vào nồng độ của axit và độ mạnh yếu của chất khử mà HNO3 có thể bị khử đến các sản phẩm khác nhau như N2, NH4NO3, N2O, NO, NO2.
D. Sai.
${{\left( N{{H}_{2}} \right)}_{2}}CO\xrightarrow{+{{H}_{2}}O}{{\left( N{{H}_{4}} \right)}_{2}}C{{O}_{3}}\xrightarrow{+NaOH}N{{H}_{3}}\xrightarrow{+{{O}_{2}},xt}NO$
$NO\xrightarrow{+{{O}_{2}}}N{{O}_{2}}\xrightarrow{+{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O}HN{{O}_{3}}$
A. Đúng. $\left\{ \begin{aligned}
& CO_{3}^{2-}+{{H}^{+}}\xrightarrow{{}}HCO_{3}^{-}; HCO_{3}^{-}+{{H}^{+}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O+C{{O}_{2}}\uparrow \\
& NH_{4}^{+}+O{{H}^{-}}\xrightarrow{{}}N{{H}_{3}}+{{H}_{2}}O \\
\end{aligned} \right.$
B. Đúng. NH3 khi tan trong nước, một phần nhỏ các phân tử amoniac kết hợp với ion H+ của nước tạo thành cation ( $NH_{4}^{+}$ ) và giải phóng anion ( $O{{H}^{-}}$ ). Ion $O{{H}^{-}}$ làm cho dung dịch có tính bazơ $\Rightarrow $ Dung dịch amoniac làm cho quỳ tím hóa xanh, còn dung dịch phenolphtalein từ không màu chuyển thành hồng.
C. Đúng. Trong hợp chất HNO3, nguyên tử N có số oxi hóa cao nhất là +5 nên axit nitric có tính oxi hóa mạnh, tùy thuộc vào nồng độ của axit và độ mạnh yếu của chất khử mà HNO3 có thể bị khử đến các sản phẩm khác nhau như N2, NH4NO3, N2O, NO, NO2.
D. Sai.
Đáp án D.