Biên độ dao động tổng hợp là

Bài toán:
Một vật tham gia dao động điều hào cùng phương cùng tần số. Biết dao động thứ nhất có biên độ 6cm và trễ pha hơn dao động tổng hợp là $\pi/2$. Tại thời điểm dao động thứ hai có li độ bằng biên độ của dao động thứ nhất thì dao động tổng hợp có li độ 9cm. Biên độ dao động tổng hợp là:
A. $6\sqrt{3}$ cm
B. 12 cm
C. $9\sqrt{3}$ cm
D. 18 cm
 
Bài toán:
Một vật tham gia dao động điều hào cùng phương cùng tần số. Biết dao động thứ nhất có biên độ 6cm và trễ pha hơn dao động tổng hợp là $\pi/2$. Tại thời điểm dao động thứ hai có li độ bằng biên độ của dao động thứ nhất thì dao động tổng hợp có li độ 9cm. Biên độ dao động tổng hợp là:
A. $6\sqrt{3}$ cm
B. 12 cm
C. $9\sqrt{3}$ cm
D. 18 cm
Lời giải
$$x_1+x_2=x \Rightarrow x_1=3 \Rightarrow A=9.\cos \left(\dfrac{\pi}{2}-\dfrac{\pi}{3} \right)=6\sqrt{3}$$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bạn giải thích rõ hơn chút về vế đằng sau được không mình vẽ hình nhưng không ra :sad:

Sao lại là A= $9\cos \left ( \dfrac{\pi }{2}-\dfrac{\pi }{3} \right )$ vậy
Mình chưa hiểu chỗ này lắm, giải thích giùm mình cái.
P/s: pi chứ không phải prod nhé bạn!
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Sao lại là A= $9\cos \left ( \dfrac{\prod }{2}-\dfrac{\prod }{3} \right )$ vậy
Mình chưa hiểu chỗ này lắm, giải thích giùm mình cái
Bạn kia làm nhầm đó bạn biên độ r\tổng hợp là 9 chia cho cái\cos kia bạn vẽ hình là thấy ngay
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bạn kia làm nhầm đó bạn biên độ r\tổng hợp là 9 chia cho cái\cos kia bạn vẽ hình là thấy ngay

2 dao động vuông pha áp dụng công thức cũng ra
$$x_1+x_2=x \Rightarrow x_1=3 \Rightarrow \left(\dfrac{x_1}{A_1}\right)^2+\left(\dfrac{x}{A}\right)^2=1 \Rightarrow A=6\sqrt{3}$$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
- Theo quan điểm của mình đề này sai (mong các bạn cho ý kiến đóng ghóp).
- Ở đây do $x_1$ vuông pha với x (tổng hợp) khi vẽ ra bạn sẽ thấy x bị kẹp giữa $x_2$ và $x_1$. Do đó li độ $x_2$ luôn > x.
- Khi giải bài này các bạn cho $x = x_1 + x_2 \to x_1 = 3.$ Sao lại làm như vậy? Bạn chỉ có thể làm vậy khi hai dao động cùng pha.
- Các bạn xem trong trường hợp ví dụ sau: Hai dao động $x_1$ và $x_2$ vuông pha. Vậy li độ dao động tổng hợp $x^2=x_1^2 +x_2^2$ tại mọi thời điểm.
Mình viết bài mang tính chất học hỏi. Nếu sai xin các bạn chỉ giáo. Mọi ý kiến có thể gửi qua mail: vinaphy@gmail.com
thanks
 
Bài này đề sai rồi, khi "dao động thứ hai có li độ bằng biên độ của dao động thứ nhất" thì dao động tổng hợp luôn có li độ bằng 0

Vẽ giản đồ thấy ngay :D, giải như tk đúng nhưng đề bài cho sai rồi
 
- Theo quan điểm của mình đề này sai (mong các bạn cho ý kiến đóng ghóp).
- Ở đây do $x_1$ vuông pha với x (tổng hợp) khi vẽ ra bạn sẽ thấy x bị kẹp giữa $x_2$ và $x_1$. Do đó li độ $x_2$ luôn > x.
- Khi giải bài này các bạn cho $x = x_1 + x_2 \to x_1 = 3.$ Sao lại làm như vậy? Bạn chỉ có thể làm vậy khi hai dao động cùng pha.
- Các bạn xem trong trường hợp ví dụ sau: Hai dao động $x_1$ và $x_2$ vuông pha. Vậy li độ dao động tổng hợp $x^2=x_1^2 +x_2^2$ tại mọi thời điểm.
Mình viết bài mang tính chất học hỏi. Nếu sai xin các bạn chỉ giáo. Mọi ý kiến có thể gửi qua mail: vinaphy@gmail.com
thanks
Mình có ý kiến đóng góp thế này:
1."góp" chứ không phải "ghóp" :)
2. Cái bạn vẽ ra là Biên độ, chứ không phải Li độ, li độ là giá trị khi bạn chiếu xuống tia Ox
3.$x = x_1 + x_2$, $x_1$ và $x_2$ là li độ (đã chiếu xuống Ox), khi đó ta cộng giá trị của chúng lại thôi. Giống như $u=u_R+u_L+u_C$ trong điện xoay chiều.
4.$x^2=x_1^2 +x_2^2$ thì chưa đúng, phải là $A^2=A_1^2 +A_2^2$ (A là biên độ)
 

Quảng cáo

Back
Top