Biên độ của vật sau đó:

Jeremy Nguyễn

New Member
Bài toán
Trong thang máy treo một con lắc lò xo có độ cứng $k= 25 \ \text{N}/\text{m}$ , vật nặng có $m= 0,4 \ \text{kg}$. Khi thang máy đứng yên con lắc đã dao động điều hòa, chiều dài con lắc thay đổi từ 32cm đến 48cm. Tại thời điểm mà vật ở vị trí thấp nhất thì thang máy đi xuống nhanh dần đều theo phương thẳng đứng với gia tốc a= 1m/$s^{2}$. Biên độ dao động của vật sau đó là:
A. 8 cm
B. 9,6 cm
C. 7,4 cm
D. 19,2 cm
 
Bài toán
Trong thang máy treo một con lắc lò xo có độ cứng $k= 25 \ \text{N}/\text{m}$ , vật nặng có $m= 0,4 \ \text{kg}$. Khi thang máy đứng yên con lắc đã dao động điều hòa, chiều dài con lắc thay đổi từ 32cm đến 48cm. Tại thời điểm mà vật ở vị trí thấp nhất thì thang máy đi xuống nhanh dần đều theo phương thẳng đứng với gia tốc a= 1m/$s^{2}$. Biên độ dao động của vật sau đó là:
A. 8 cm
B. 9,6 cm
C. 7,4 cm
D. 19,2 cm
Biên độ ban đầu:

$A=\dfrac{l_{max}-l_{min}}{2}=8\left(cm\right)$

Tại thời điểm mà vật ở vị trí thấp nhất thì thang máy đi xuống nhanh dần đều theo phương thẳng đứng với gia tốc $a= 1 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right)$. Nên khi đó, vật chịu tác dụng của lực quán tính có độ lớn:


$F=m.a=0,4\left(N\right)$.

Do chịu tác dụng của lực quán tính nên vị trí cân bằng sẽ dịch chuyển xuống 1 đoạn đúng bằng độ tăng của biên độ:

$x=\dfrac{F}{k}=0,016\left(m\right)=1,6\left(cm\right)$.

Biên độ mới:

$A'=A+x=9,6\left(cm\right)$.
B.
 

Quảng cáo

Back
Top