The Collectors

Bài 8.3,8.4 trang 11 SBT hóa học 11

Câu hỏi:

Câu 8.3.​

Trong các phản ứng hóa học dưới đây, ở phản ứng nào amoniac không thể hiện tính khử?
A. Khí amoniac tác dụng với đồng(II) oxit nung nóng tạo ra N2​, H2​O và Cu.
B. Khí amoniac tác dụng với khí hiđro clorua.
C. Khí amoniac tác dụng với khí clo.
D. Đốt cháy amoniac trong oxi.
Phương pháp giải:
Xác định số oxi hóa của các chất trước và sau phản ứng.
Chất thể hiện tính khử có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
Chất thể hiện tính oxi hóa có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Lời giải chi tiết:
Các phương trình hóa  học là:
\(\begin{array}{l}A. \mathop {2N}\limits^{ - 3} {H_3} + \mathop {3Cu}\limits^{ + 2} O \to \mathop {{N_2}}\limits^0  + 3{H_2}O + \mathop {3Cu}\limits^0 \\B.\mathop { N}\limits^{ - 3} {H_3} + HCl \to \mathop { N}\limits^{ - 3} {H_4}Cl\\C.\mathop { 2 N}\limits^{ - 3} {H_3} + \mathop {3C{l_2}}\limits^0  \to \mathop {{N_2}}\limits^0  + 6H\mathop {Cl}\limits^{ - 1} \\D.\mathop { 4 N}\limits^{ - 3} {H_3} + \mathop {3{O_2}}\limits^0  \to \mathop {2{N_2}}\limits^0  + 6{H_2}\mathop O\limits^{ - 2} \end{array}\)
Nhận thấy ở phương trình A, C, D nitơ đều có số oxi hóa tăng sau phản ứng (-3 →0). Duy nhất ở phương trình B số oxi hóa của nitơ không thay đổi.
Vậy ở phản ứng B amoniac không thể hiện tính khử.
=> Chọn B

Câu 8.4.​

Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp?
A. Dung dịch HCl, dung dịch AlCl3​, Cu, O2​
B. Dung dịch HNO3​, dung dịch ZnCl2​, dung dịch KOH, Cl2​
C. Dung dịch H2​SO4​, dung dịch FeCl3​, O2​, Cl2​
D. Dung dịch H3​PO4, dung dịch CuCl2​, dung dịch NaOH, O2​
Phương pháp giải:
Xem lại tính chất của Amoniac  .
Lời giải chi tiết:
A. Loại Cu
B. Loại KOH
D. Loại NaOH
Trong điều kiện thích hợp NH3 đều phản ứng với : Dung dịch H2​SO4​, dung dịch FeCl3​, O2​, Cl2​
PTHH:
\(\begin{array}{l} 2N{H_3} + {H_2}S{O_4} \to {(N{H_4})_2}S{O_4}\\ 3N{H_3} + FeC{l_3} + 3{H_2}O \to 3N{H_4}Cl + Fe{(OH)_3}\\\mathop { 4 N}\limits^{} {H_3} + \mathop {3{O_2}}\limits^{}  \to \mathop {2{N_2}}\limits^{}  + 6{H_2}\mathop O\limits^{} \\\mathop { 2 N}\limits^{} {H_3} + \mathop {3C{l_2}}\limits^{}  \to \mathop {{N_2}}\limits^{}  + 6H\mathop {Cl}\limits^{} \end{array}\)
=> Chọn C
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top