The Collectors

Bài 57 sách giải tích 12 nâng cao trang 117

Câu hỏi: Trên hình bên cho hai đường cong (\({C_1}\)) (đường nét liền) và (\({C_2}\)) (đường nét đứt) được vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ. Biết rằng mỗi đường cong ấy là đồ thị của một trong hai hàm số lũy thừa \(y = {x^{ - 2}}\) và \(y = {x^{ - {1 \over 2}}} \left( {x > 0} \right)\). Chỉ dựa vào tính chất của lũy thừa, có thể nhận biết đường cong nào là đồ thị của hàm số nào được không? Hãy nêu rõ lập luận.
bai-a_3.jpg
Phương pháp giải
Nhận xét giá trị hàm số \(y = {x^{ - 2}}\) và \(y = {x^{ - {1 \over 2}}} \left( {x > 0} \right)\) và đối chiếu đồ thị.
Lời giải chi tiết
Với \(x > 1\) ta có:
\(- 2 <  - \frac{1}{2} \Rightarrow {x^{ - 2}} < {x^{ - \frac{1}{2}}}\) nên đồ thị hàm số \(y = {x^{ - 2}}\) nằm dưới đồ thị hàm số \(y = {x^{ - \frac{1}{2}}}\)
Với \(0 < x < 1\) ta có:
\(- 2 <  - \frac{1}{2} \Rightarrow {x^{ - 2}} > {x^{ - \frac{1}{2}}}\) nên đồ thị hàm số \(y = {x^{ - 2}}\) nằm trên đồ thị hàm số \(y = {x^{ - \frac{1}{2}}}\)
Đối chiếu hai đường cong trong hình ta thấy,
+ Trong khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\) thì \(\left( {{C_1}} \right)\) nằm dưới \(\left( {{C_2}} \right)\)
+ Trong khoảng \(\left( {0; 1} \right)\) thì \(\left( {{C_1}} \right)\) nằm trên \(\left( {{C_2}} \right)\)
Vậy \(\left( {{C_1}} \right)\) là đồ thị hàm số \(y = {x^{ - 2}}\)
\(\left( {{C_2}} \right)\) là đồ thị hàm số \(y = {x^{ - \frac{1}{2}}}\)
 

Quảng cáo

Back
Top