The Collectors

Bài 32.7 trang 50 SBT hóa học 11

Câu hỏi: Hỗn hợp khí A chứa C2​H2​ và H2​. Tỉ khối của A đối với hiđro là 5. Dẫn 20,16 lít A đi nhanh qua chất xúc tác Ni nung nóng thì nó biến thành 10,8 lít hỗn hợp khí B. Dẫn hỗn hợp B đi từ từ qua bình đựng nước brom (có dư) cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì còn lại 7,39 lít hỗn hợp khí C. Các thể tích được đo ở đktc.
1. Tính phần trăm thể tích từng chất trong mỗi hỗn hợp A, B và C.
2. Khối lượng bình đựng nước brom tăng thêm bao nhiêu gam ?
Phương pháp giải
1. +) A: C2​H2​ và H2​
+) B: Khi A qua chất xúc tác Ni, xảy ra phản ứng cộng. C2​H2​ hợp hiđro có thể tạo thành C2​H4​ hoặc thành C2​H6​ hoặc thành cả 2 chất đó.
+) C: B đi qua nước brom dư, những hiđrocacbon không no đều bị giữ lại => C chỉ còn lại C2​H6​ và H2​
+) Khai thác các dữ kiện của đề bài tìm số mol mỗi chất trong A, B, C => % thể tích của từng chất.
2. Khối lượng bình brom tăng = khối lượng hiđrocacbon không no bị giữ lại.
Lời giải chi tiết
1. Giả sử trong 20,16 lít A có x mol C2​H2​ và y mol H2​.
ta có: x + y = \(\dfrac{{20,16}}{{22,4}} = 0,9(1)\)
\(\dfrac{{26x + 2y}}{{x + y}} = 5.2 = 10(2)\)
Giải hệ phương trình ta có x = 0,3 ; y = 0,6.
Thành phần hỗn hợp A : C2​H2​ chiếm \(\dfrac{{0,3}}{{0,9}}\). 100% = 33,33%
H2​ chiếm 100% - 33,33% = 66,67%
Khi A qua chất xúc tác Ni, xảy ra phản ứng cộng. C2​H2​ hợp hiđro có thể tạo thành C2​H4​ hoặc thành C2​H6​ hoặc thành cả 2 chất đó :
\(\begin{array}{l}
{C_2}{H_2} + {H_2} \to {C_2}{H_4}\\
{C_2}{H_2} + 2{H_2} \to {C_2}{H_6}
\end{array}\)
Số mol khí trong hỗn hợp B : \(\dfrac{{10,08}}{{22,4}}\) = 0,45 (mol).
Trong hỗn hợp A có 0,3 mol C2​H2​ thì trong hỗn hợp B cũng có 0,3 mol các hiđrocacbon.
Số mol H2​ trong B là : 0,45 - 0,3 = 0,15 (mol).
Số mol H2​ đã tham gia phản ứng : 0,6 - 0,15 = 0,45 (mol).
Khi B đi qua nước brom dư, những hiđrocacbon không no đều bị giữ lại hết (phản ứng hoàn toàn).
Vậy hỗn hợp C chỉ còn lại C2​H6​ và H2​ với số mol tổng cộng là : \(\dfrac{{7,39}}{{22,4}}\) = 0,33 (mol) ; trong đó số mol H2​ là 0,15 mol, vậy số mol C2​H6​ là : 0,33 - 0,15 = 0,18 (mol).
Thành phần hỗn hợp C : C2​H6​ chiếm \(\dfrac{{0,18}}{{0,33}}\). 100% = 54,55% ; 0,330
H2​ chiếm 100% - 55,45% = 45,45%.
Trong hỗn hợp B cũng phải có 0,18 mol C2​H6​. Để tạo ra 0,18 mol C2​H6​ cần 0,36 mol H2​ tác dụng với C2​H2​. Vậy lượng H2​ tác dụng với C2​H2​ để tạo ra C2​H4​ là : 0,45 - 0,36 = \({9.10^{ - 2}}\) (mol).
Lượng C2​H4​ trong hỗn hợp B là \({9.10^{ - 2}}\) (mol) và lượng C2​H2​ trong B là :
0,3 - 0,18 - \({9.10^{ - 2}}\) = \({3.10^{ - 2}}\) mol.
Thành phần hỗn hợp B :
C2​H6​ chiếm \(\dfrac{{0,18}}{{0,45}}\). 100% = 40% ;
C2​H4​ chiếm \(\dfrac{{{{9.10}^{ - 2}}}}{{0,45}}\). 100% = 20% ;
C2​H2​ chiếm \(\dfrac{{{{3.10}^{ - 2}}}}{{0,45}}\). 100% = 6,67% ;
H2​ chiếm \(\dfrac{{0,15}}{{0,45}}\). 100% = 33,33%.
2. Khối lượng bình đựng nước brom tăng thêm :
\({9.10^{ - 2}}. 28 + {3.10^{ - 2}}. 26\) = 3,3 (g).
 

Quảng cáo

Back
Top