The Collectors

Bài 10 SGK trang 113 hoá học 12 nâng cao

Câu hỏi: Giải thích về sự thay đổi của khối lượng là $Zn$ khi ngâm nó trong mỗi dung dịch sau:
$\eqalign{
& a.CuS{O_4} \cr 
& b.CdC{l_2} \cr 
& c.AgN{O_3} \cr 
& d.NiS{O_{4.}} \cr} $
Biết rằng $Z{n^{2 + }}$ có tính oxi hoá yếu hơn $C{d^{2 + }}$.
Viết phương trình hoá học dạng ion rút gọn.
a/ $Zn$ khử được ion $C{u^{2 + }}$  trong dung dịch muối thành $Cu$ tự do. Lượng $Cu$ sinh ra bám lên thanh $Zn$ nhỏ hơn lượng $Zn$ tan (theo phương trình phản ứng 65 gam $Zn$ tan đi được bù đắp lại 64 gam $Cu$ ) nên khối lượng thanh $Zn$ sau phản ứng giảm:
$Zn + C{u^{2 + }} \Rightarrow Z{n^{2 + }} + Cu \downarrow .$
b/ $Zn$ khử được ion   $C{d^{2 + }}$  trong dung dịch muối thành $Cd$ tự do. Lượng $Cd$ sinh ra bám lên thanh $Zn$ lớn hơn lượng $Zn$ tan (theo phương trình phản ứng $65$ gam $Zn$ tan đi được bù đắp lại $112$ gam $Cd$ ) nên khối lượng $Zn$ sau phản ứng tăng:
$Zn + C{d^ + } \Rightarrow Z{n^{2 + }} + Cd.$
c/ $Zn$ khử được ion $A{g^ + }$ trong dung dịch muối thành $Ag$ tự do. Lượng $Ag$ sinh ra bám lên thanh $Zn$ lớn hơn lượng $Zn$ tan (theo phương trình phản ứng 65 gam $Zn$ tan đi được bù đắp lại $108.2 = 216$ gam $Ag$ ) nên khối lượng thanh $Zn$ sau phản ứng tăng:
$Zn + 2A{g^ + } \Rightarrow Z{n^{2 + }} + 2Ag.$
d/ $Zn$ khử được ion $N{i^ + }$  trong dung dịch muối thành $Ni$ tự do. Lượng $Ni$ sinh ra bám lên thanh $Zn$ nhỏ hơn lượng $Zn$ tan ( theo phương trình phản ứng 65 gam $Zn$ tan đi được bù đắp lại $59$ gam $Ni$ ) nên khối lượng thanh $Zn$ sau phản ứng giảm:
$Zn + N{i^{2 + }} \Rightarrow Z{n^{2 + }} + Ni.$
 

Quảng cáo

Back
Top