The Collectors

Bài 1.5 trang 13 SBT đại số và giải tích 11

Câu hỏi: Xác định tính chẵn lẻ của các hàm số

Câu a​

\(y = \dfrac{{\cos 2x}}{x}\)
Phương pháp giải:
Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D\) gọi là hàm số chẵn nếu
\(x \in D\) thì \(- x \in D\) và \(f( - x) = f(x)\)
Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D\) gọi là hàm số lẻ nếu
\(x \in D\) thì \(- x \in D\) và \(f( - x) =  - f(x)\)
Bước 1: tìm TXĐ \(D\), chứng minh \(D\)  là tập đối xứng
Bước 2: lấy \(x \in D \Rightarrow  - x \in D\)
Bước 3: xét \(f\left( { - x} \right)\)
Nếu \(f\left( { - x} \right) = f\left(x \right)\) hàm số chẵn
Nếu \(f( - x) =  - f(x)\) hàm số lẻ.
Lời giải chi tiết:
Tập xác định: \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 0 \right\}\) là tập đối xứng
\(f( - x) = \dfrac{{\cos (2( - x))}}{{ - x}} = \dfrac{{\cos (- 2x)}}{{ - x}}\) \( = \dfrac{{\cos 2x}}{-x} =- f(x)\)
Vậy \(y = \dfrac{{\cos 2x}}{x}\) là hàm số lẻ.

Câu b​

\(y = x - \sin x\)
Phương pháp giải:
Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D\) gọi là hàm số chẵn nếu
\(x \in D\) thì \(- x \in D\) và \(f( - x) = f(x)\)
Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D\) gọi là hàm số lẻ nếu
\(x \in D\) thì \(- x \in D\) và \(f( - x) =  - f(x)\)
Bước 1: tìm TXĐ \(D\), chứng minh \(D\)  là tập đối xứng
Bước 2: lấy \(x \in D \Rightarrow  - x \in D\)
Bước 3: xét \(f\left( { - x} \right)\)
Nếu \(f\left( { - x} \right) = f\left(x \right)\) hàm số chẵn
Nếu \(f( - x) =  - f(x)\) hàm số lẻ.
Lời giải chi tiết:
Tập xác định: \(D = \mathbb{R}\) là tập đối xứng
\(f( - x) = (- x) - \sin (- x)\\ =  - x - (- {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}) =  - x + {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}\)\(=  - (x - {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}) = -f(x)\)
Vậy \(y = x - \sin x\) là hàm số lẻ.

Câu c​

\(y = \sqrt {1 - \cos x} \)
Phương pháp giải:
Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D\) gọi là hàm số chẵn nếu
\(x \in D\) thì \(- x \in D\) và \(f( - x) = f(x)\)
Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D\) gọi là hàm số lẻ nếu
\(x \in D\) thì \(- x \in D\) và \(f( - x) =  - f(x)\)
Bước 1: tìm TXĐ \(D\), chứng minh \(D\)  là tập đối xứng
Bước 2: lấy \(x \in D \Rightarrow  - x \in D\)
Bước 3: xét : \(f\left( { - x} \right)\)
Nếu \(f\left( { - x} \right) = f\left(x \right)\) hàm số chẵn
Nếu \(f( - x) =  - f(x)\) hàm số lẻ.
Lời giải chi tiết:
Do \(- 1 \le \cos x \le 1 \Rightarrow 0 \le 1 - \cos x \le 2\)
Tập xác định: \(D = \mathbb{R}\) là tập đối xứng
\(\begin{array}{l}f( - x) = \sqrt {1 - \cos (- x)} \\ = \sqrt {1 - \cos x}  = f(x)\end{array}\)
Vậy \(y = \sqrt {1 - \cos x} \) là hàm số chẵn.

Câu d​

\(y = 1 + \cos x\sin \left( {\dfrac{{3\pi }}{2} - 2x} \right)\)
Phương pháp giải:
Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D\) gọi là hàm số chẵn nếu
\(x \in D\) thì \(- x \in D\) và \(f( - x) = f(x)\)
Hàm số \(y = f(x)\) với tập xác định \(D\) gọi là hàm số lẻ nếu
\(x \in D\) thì \(- x \in D\) và \(f( - x) =  - f(x)\)
Bước 1: tìm TXĐ \(D\), chứng minh \(D\)  là tập đối xứng
Bước 2: lấy \(x \in D \Rightarrow  - x \in D\)
Bước 3: xét : \(f\left( { - x} \right)\)
Nếu \(f\left( { - x} \right) = f\left(x \right)\) hàm số chẵn
Nếu \(f( - x) =  - f(x)\) hàm số lẻ.
Lời giải chi tiết:
\(y = 1 + \cos x\sin \left( {\dfrac{{3\pi }}{2} - 2x} \right)\) \(= 1 + \cos x\sin ( - \dfrac{\pi }{2} + 2x)\)\(= 1 - \cos x\sin (\dfrac{\pi }{2} - 2x) \)\(= 1 - \cos x\cos 2x\)
Tập xác định: \(D = \mathbb{R}\) là tập đối xứng
\(\begin{array}{l}f( - x) = 1 - \cos (- x)\cos (2( - x))\\ = 1 - \cos x\cos 2x = f(x)\end{array}\)
Vậy \(y = 1 + \cos x\sin \left( {\dfrac{{3\pi }}{2} - 2x} \right)\) là hàm số chẵn.
 
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top