Hỏi sau $0,5s$ đầu tiên vật đi qua vị trí lò xo hai không biến dạng mấy lần?

proboyhinhvip

Well-Known Member
Bài toán
Hai lò xo $L_1,L_2$ có độ cứng $K_1=30 \ \text{N}/\text{m}, K_2=45 \ \text{N}/\text{m}$ móc với vật $m=300g$ có kích thước không đáng kể vào hai điểm cố định $A,B$ như hình vẽ. Khi ở vị trí lò xo 1 nén $6mm$ thì truyền cho vật vận tốc $v=15\pi \sqrt{3} \ \left(\text{m}/\text{s}\right)$ hướng về vị trí cân bằng. Hỏi sau $0,5s$ đầu tiên vật đi qua vị trí lò xo hai không biến dạng mấy lần? Biết độ dài $AB=40cm, g=10 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right),l_{0_1}=24 cm, l_{0_2}=20cm$
A. 0 lần
B. 1 lần
C. 2 lần
D. 3 lần
CLLX.png
 
Bài toán
Hai lò xo $L_1,L_2$ có độ cứng $K_1=30 \ \text{N}/\text{m}, K_2=45 \ \text{N}/\text{m}$ móc với vật $m=300g$ có kích thước không đáng kể vào hai điểm cố định $A,B$ như hình vẽ. Khi ở vị trí lò xo 1 nén $6mm$ thì truyền cho vật vận tốc $v=15\pi \sqrt{3} \ \left(\text{m}/\text{s}\right)$ hướng về vị trí cân bằng. Hỏi sau $0,5s$ đầu tiên vật đi qua vị trí lò xo hai không biến dạng mấy lần? Biết độ dài $AB=40cm, g=10 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right),l_{0_1}=24 cm, l_{0_2}=20cm$
A. 0 lần
B. 1 lần
C. 2 lần
D. 3 lần
CLLX.png[/baitoan]
Ý đề bài là vị trí $k_1$ hoặc $k_2$ không biến dạng???
Từ điều kiện cân bằng suy ra ở O: $k_1$ nén 8cm, $k_2$ dãn 12cm. Tức vị trí $k_1, k_2$ không biến dạng là tọa độ -8cm, -12cm.
$\omega =5\pi ; T=0,4s$
Có $A^2=x^2+\dfrac{v^2}{\omega ^2} \Rightarrow A\approx 5,2cm$. Như vậy m không dao động qua 2 vị trí trên lần nào.
A. Làm bừa:D
 
Ý đề bài là vị trí $k_1$ hoặc $k_2$ không biến dạng???
Từ điều kiện cân bằng suy ra ở O: $k_1$ nén 8cm, $k_2$ dãn 12cm. Tức vị trí $k_1, k_2$ không biến dạng là tọa độ -8cm, -12cm.
$\omega =5\pi ; T=0,4s$
Có $A^2=x^2+\dfrac{v^2}{\omega ^2} \Rightarrow A\approx 5,2cm$. Như vậy m không dao động qua 2 vị trí trên lần nào.
A. Làm bừa:D
Sự nén giãn của 2 lò xo, có vẻ không đúng!
 
Ap dụng điều kiện cân bằng của vật:

$k_{2}\Delta l_{2}=k_{1}\Delta l_{1}+mg$

Lại có:

$l_{1}+l_{2}+\Delta l_{1}+\Delta l_{2}=AB$.

Do đó tìm được :$\Delta l_{2}=2,4\left(cm\right);\Delta l_{1}=-6,4\left(cm\right)$
 
Ap dụng điều kiện cân bằng của vật:

$k_{2}\Delta l_{2}=k_{1}\Delta l_{1}+mg$

Lại có:

$l_{1}+l_{2}+\Delta l_{1}+\Delta l_{2}=AB$.

Do đó tìm được :$\Delta l_{2}=2,4\left(cm\right);\Delta l_{1}=-6,4\left(cm\right)$
Kiểm tra lại thì bài m sai: 0,08.30+0,12.45>3!
Nhưng sai ở đâu? Khác biệt giữa 2 bài là t cho $\Delta l$ có giá trị âm dương như vector. Còn bài hoankuty phải chăng coi luôn $k_1$ phải nén nên $k_2$ phải dãn??? M không chắc lắm về điều này.
$\Delta l_1+ \Delta l_2=-0,4$ và $30\Delta l_1 +45\Delta l_2 =-3$
Nghiệm $\Delta l_1=0,08$ và $\Delta l_2=0,12$:-/
 
Last edited:
Ap dụng điều kiện cân bằng của vật:

$k_{2}\Delta l_{2}=k_{1}\Delta l_{1}+mg$

Lại có:

$l_{1}+l_{2}+\Delta l_{1}+\Delta l_{2}=AB$.

Do đó tìm được :$\Delta l_{2}=2,4\left(cm\right);\Delta l_{1}=-6,4\left(cm\right)$
Cái chỗ tìm độ biến dạng ban đầu phải như thế này mới đúng này :).

Kiểm tra lại thì bài m sai: 0,08.30+0,12.45>3!
Nhưng sai ở đâu? Khác biệt giữa 2 bài là t cho $\Delta l$ có giá trị âm dương như vector. Còn bài hoankuty phải chăng coi luôn $k_1$ phải nén nên $k_2$ phải dãn??? M không chắc lắm về điều này.
$\Delta l_1+ \Delta l_2=-0,44$ và $30\Delta l_1 +45\Delta l_2 =-3$
Nghiệm $\Delta l_1=0,08$ và $\Delta l_2=0,12$:-/
Cái này lúc đầu mình có thể giả sử $K_1$ nén, $K_2$ dãn sau đó nếu giải ra mà nghiệm nó bị âm thì tức là ngược lại với điều giả sử ( khỏi phải chia trường hợp).
 
Kiểm tra lại thì bài m sai: 0,08.30+0,12.45>3!
Nhưng sai ở đâu? Khác biệt giữa 2 bài là t cho $\Delta l$ có giá trị âm dương như vector. Còn bài hoankuty phải chăng coi luôn $k_1$ phải nén nên $k_2$ phải dãn??? M không chắc lắm về điều này.
$\Delta l_1+ \Delta l_2=-0,44$ và $30\Delta l_1 +45\Delta l_2 =-3$
Nghiệm $\Delta l_1=0,08$ và $\Delta l_2=0,12$:-/
Bạn hỏi rất hay. Mình làm, dựa trên đơn thuần là cân bằng và phân tích lực thôi!
Cái chỗ tìm độ biến dạng ban đầu phải như thế này mới đúng này :).


Cái này lúc đầu mình có thể giả sử $K_1$ nén, $K_2$ dãn sau đó nếu giải ra mà nghiệm nó bị âm thì tức là ngược lại với điều giả sử ( khỏi phải chia trường hợp).
Nhưng cái biên độ anh ơi, em mắc chỗ đó!
 
Kiểm tra lại thì bài m sai: 0,08.30+0,12.45>3!
Nhưng sai ở đâu? Khác biệt giữa 2 bài là t cho $\Delta l$ có giá trị âm dương như vector. Còn bài hoankuty phải chăng coi luôn $k_1$ phải nén nên $k_2$ phải dãn??? M không chắc lắm về điều này.
$\Delta l_1+ \Delta l_2=-0,44$ và $30\Delta l_1 +45\Delta l_2 =-3$
Nghiệm $\Delta l_1=0,08$ và $\Delta l_2=0,12$:-/
Chỗ $\Delta l_1+ \Delta l_2=-0,44$ này sai này bạn :)

Bạn hỏi rất hay. Mình làm, dựa trên đơn thuần là cân bằng và phân tích lực thôi!

Nhưng cái biên độ anh ơi, em mắc chỗ đó!
Ừ anh cũng đang vướng chỗ đó nên post lên cho mọi người thảo luận.
 
Chỗ $\Delta l_1+ \Delta l_2=-0,44$ này sai này bạn :)


Ừ anh cũng đang vướng chỗ đó nên post lên cho mọi người thảo luận.
Em nghĩ đề không ổn, rõ là tìm được $\omega ;x,v$ mà tính được biên độ lớn quá. Cho dù lấy $v=15\pi \sqrt{3}\left( \ \left(\text{cm}/\text{s}\right)\right)$ thì cũng chỉ ra đáp án C.
 
Chỗ $\Delta l_1+ \Delta l_2=-0,44$ này sai này bạn :)


Ừ anh cũng đang vướng chỗ đó nên post lên cho mọi người thảo luận.
Ừ tớ gõ nhầm, đã sửa. Đã hiểu bài t sai vì sao, hic.
Có phải biên độ bạn tính ra gần 5,21? Nếu v theo cm thì đáp án là B. chứ? Vị trí lò xo không biến dạng là -2,4 và -6,4. Trong 5T/4 thì có 1 lần.
 
Last edited:

Quảng cáo

Back
Top