R biến thiên Độ lệch pha nhỏ nhất giữa cường độ dòng điện và điện áp hai đầu mạch.

Nắng

Anh sẽ vì em làm cha thằng bé
Bài toán
Mạch điện RLC gồm 3 phần tử mắc nối tiếp với R là biến trở thay đổi được. Khi $R=R_1$ thì công suất mạch là $P_1$, dòng điện chậm pha so với điệp áp $\varphi_1$, khi $R=R_2$ thì công suất mạch là $P_2$, dòng điện chậm pha so với điện áp $\varphi_2$. Khi $R=R_o$ thì công suất mạch cực đại. Biết $R_1+R_2=R_o$, $P_1+P_2=P_o$,$\varphi_2=\varphi_1-\dfrac{\pi }{12}$. Độ lệch pha nhỏ nhất giữa dòng điện và điện áp giữa hai đầu mạch khi $R=R_1$ gần giá trị nào nhất sau đây?
A. $\dfrac{5\pi }{12}$
B. $\dfrac{\pi }{3}$
C. $\dfrac{\pi }{4}$
D. $\dfrac{2\pi }{5}$
Bịa :3.​
 
Last edited:
Bài toán
Mạch điện RLC gồm 3 phần tử mắc nối tiếp với R là biến trở thay đổi được. Khi $R=R_1$ thì công suất mạch là $P_1$, dòng điện chậm pha so với điệp áp $\varphi_1$, khi $R=R_2$ thì công suất mạch là $P_2$, dòng điện chậm pha so với điện áp $\varphi_2$. Khi $R=R_o$ thì công suất mạch cực đại. Biết $R_1+R_2=R_o$, $P_1+P_2=P_o$ , $\varphi_2=\varphi_1-\dfrac{\pi }{12}$. Độ lệch pha nhỏ nhất giữa dòng điện và điện áp giữa hai đầu mạch khi $R=R_1$ gần giá trị nào nhất sau đây?
A. $\dfrac{5\pi }{12}$
B. $\dfrac{\pi }{3}$
C. $\dfrac{\pi }{4}$
D. $\dfrac{2\pi }{5}$
Bịa :3 .​
Ta có: $P=\dfrac{U^2}{R}\cos ^2\varphi $
$P_1+P_2=P_o$
$\Rightarrow \dfrac{U^2\cos ^2\varphi _1}{R_1}+\dfrac{U^2\cos ^2\varphi _2}{R_2}=\dfrac{U^2}{2R_o}$
$\Rightarrow \dfrac{1}{2R_o}=\dfrac{\cos ^2\varphi _1}{R_1}+\dfrac{\cos ^2\varphi _2}{R_2}\geq \dfrac{\left(\cos \varphi _1+ \cos \varphi _2\right)^2}{R_1+R_2}= \dfrac{\left(\cos \varphi _1+ \cos \varphi _2\right)^2}{R_o}$
$\Rightarrow \cos \varphi _1+ \cos \varphi _2\leq \dfrac{\sqrt{2}}{2}$
$\Leftrightarrow 2\cos \left( \varphi _1-\dfrac{\pi }{6}\right)\cos \dfrac{\pi }{6}\leq \dfrac{\sqrt{2}}{2}$
$\Rightarrow \varphi \geq 96^o$
Thấy có sự vô lí nhẹ :(
 
Last edited:
Ta có: $P=\dfrac{U^2}{R}\cos ^2\varphi $
$P_1+P_2=P_o$
$\Rightarrow \dfrac{U^2\cos ^2\varphi _1}{R_1}+\dfrac{U^2\cos ^2\varphi _2}{R_2}=\dfrac{U^2}{2R_o}$
$\Rightarrow \dfrac{1}{2R_o}=\dfrac{\cos ^2\varphi _1}{R_1}+\dfrac{\cos ^2\varphi _2}{R_2}\geq \dfrac{\left(\cos \varphi _1+ \cos \varphi _1\right)^2}{R_1+R_2}= \dfrac{\left(\cos \varphi _1+ \cos \varphi _1\right)^2}{R_o}$
$\Rightarrow \cos \varphi _1+ \cos \varphi _1\leq \dfrac{\sqrt{2}}{2}$
$\Leftrightarrow 2\cos \left( \varphi _1-\dfrac{\pi }{6}\right)\cos \dfrac{\pi }{6}\leq \dfrac{\sqrt{2}}{2}$
$\Rightarrow \varphi \geq 96^o$
Thấy có sự vô lí nhẹ :(
Sory. Tại tớ biến đổi lượng giác sai. Đã sửa đề :">
 
$\dfrac{\cos ^2\varphi _1}{R_1}+\dfrac{\cos ^2\varphi _2}{R_2}\geq \dfrac{\left(\cos \varphi _1+ \cos \varphi _2\right)^2}{R_1+R_2}$

Đoạn này áp dụng cái gì để làm dc như vậy thế cậu? :)
 
$\dfrac{\cos ^2\varphi _1}{R_1}+\dfrac{\cos ^2\varphi _2}{R_2}\geq \dfrac{\left(\cos \varphi _1+ \cos \varphi _2\right)^2}{R_1+R_2}$

Đoạn này áp dụng cái gì để làm dc như vậy thế cậu? :)
Bất đẳng thức Cauchy-Schwarz cậu ạ
$$\dfrac{a^2}{b}+\dfrac{c^2}{d} \ge \dfrac{\left(a+c\right)^2}{b+d}$$
($b,d >0$ )
 

Quảng cáo

Back
Top