Tăng Hải Tuân

2020 là một năm đột phá của nền tảng công nghệ mRNA với việc...

Câu hỏi: 2020 là một năm đột phá của nền tảng công nghệ mRNA với việc vaccine mRNA ra đời và được sử dụng rộng rãi để chống lại đại dịch Covid-19. Một số loại vaccine mRNA đã trở nên quen thuộc trên toàn cầu như Moderna hay Pfizer...
Vaccine RNA được cấu thành từ một phần của RNA thông tin (messenger RNA, viết tắt là mRNA) hoặc được phiên mã từ mạch DNA, sau đó DNA sẽ bị phân giải bằng enzyme phân giải DNA (hay còn gọi là các DNAses) để tinh lọc mRNA. mRNA sau khi đi vào tế bào sẽ tiến hành dịch mã tạo thành vô số các protein tại tế bào chất, kích hoạt quá trình hình thành kháng thể trong cơ thể người được tiêm vaccine.
Tuy nhiên, do enzyme phân giải RNA (hay còn gọi là các RNAses) tồn tại phổ biến trong môi trường sống hàng ngày, kèm theo tính không ổn định của cấu trúc mRNA là lý do quan trọng khiến vaccine mRNA có phần khó bảo quản hơn các loại vaccine khác. Để giải quyết vấn đề này, vaccine mRNA hiện được nghiên cứu để trữ ở dạng đông khô (lyophilized), bằng cách này dự kiến mRNA có thể duy trì độ ổn định tới hai năm.
So với vaccine DNA (vaccine DNA sử dụng một vật liệu di truyền là plasmid có chứa một phần DNA của virus mã hoá kháng nguyên, sau đó trải qua loạt quá trình phiên mã và dịch mã để hình thành kháng nguyên), vaccine mRNA có khác biệt
A. mARN đi vào nhân tế bào thực hiện dịch mã tạo protein kháng nguyên
B. Vaccine mRNA chỉ dừng lại ở vùng tế bào chất và tiến hành dịch mã tạo protein kích hoạt miễn dịch
C. Có nguy cơ gây biến đổi bộ gen của tế bào
D. vaccine mRNA đi vào tế bào chất rồi phiên mã ngược tạo DNA.
Phương pháp giải:
So sánh vaccine mRNA và DNA:
Vaccine mRNA: mRNA đi vào tế bào chất sau đó dịch mã tạo protein kháng nguyên
Vaccine DNA:
Vector virus đi vào nhân sau đó phiên mã, dịch mã tạo protein kháng nguyên
Có khả năng làm biến đổi hệ gen của tế bào do vector có khả năng tự sao chép.
Giải chi tiết:
Điểm khác biệt giữa 2 loại vaccine này là vaccine mRNA chỉ dừng lại ở vùng tế bào chất và tiến hành dịch mã tạo protein kích hoạt miễn dịch.
Đáp án B.
 

Câu hỏi này có trong đề thi

Quảng cáo

Back
Top