Tăng Hải Tuân

“Cao su đi dễ khó về, Khi đi trai tráng, khi về bủng beo. Cao su...

Câu hỏi: “Cao su đi dễ khó về,
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo.
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi mất vợ, khi về mất con.
Cao su xanh tốt lạ đời,
Mỗi cây bón một xác người công nhân.
Có đi mới biết Mê Kông,
Có đi mới biết thân ông thế này.
Mê Kông chôn xác hàng ngày,
Có đi mới biết bàn tay xu Bào.”
(Nguồn: Mã Giang Lân, Tục ngữ và ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999)​
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929), nền kinh tế Việt Nam
A. Phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn
B. Có sự chuyển biến rất nhanh và mạnh về cơ cấu
C. Có sự phát triển độc lập với nền kinh tế Pháp
D. Có đủ khả năng cạnh tranh với nền kinh tế Pháp
Phương pháp giải:
Phân tích, SGK Lịch sử 12, trang 73.
Giải chi tiết:
Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở 1 số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn.
Đáp án A.
 

Câu hỏi này có trong đề thi

Quảng cáo

Back
Top