Tăng Hải Tuân

“Cao su đi dễ khó về, Khi đi trai tráng, khi về bủng beo. Cao su...

Câu hỏi: “Cao su đi dễ khó về,
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo.
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi mất vợ, khi về mất con.
Cao su xanh tốt lạ đời,
Mỗi cây bón một xác người công nhân.
Có đi mới biết Mê Kông,
Có đi mới biết thân ông thế này.
Mê Kông chôn xác hàng ngày,
Có đi mới biết bàn tay xu Bào.”
(Nguồn: Mã Giang Lân, Tục ngữ và ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999)​
Đoạn thơ trên nhắc đến chính sách nào của thực dân Pháp trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp?
A. Khai thác mỏ
B. Mở rộng đồn điền trồng cao su
C. Đánh thuế hàng hoá nước ngoài vào thị trường Việt Nam
D. Phát triển hệ thống giao thông vận tải
Phương pháp giải:
Đọc tư liệu và trả lời câu hỏi.
Giải chi tiết:
Đoạn thơ trên nhắc đến sự khổ cực, vất vả của người dân trong các đồn điền cao su. Từ đó khiến ta liên tưởng đến chính sách cướp ruộng đất, mở rộng đồn điền cao su của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.
Đáp án B.
 

Câu hỏi này có trong đề thi

Quảng cáo

Back
Top