ZixDoc gửi tặng quý thầy cô và các em học sinh Kế hoạch dạy học KHTN 7 - sách Chân trời sáng tạo mới nhất dưới định dạng word hoàn toàn miễn phí. Tài liệu bao gồm số tiết các bài học, yêu cầu cần đạt và các chương trong chương trình giảng dạy.
Trích dẫn Kế hoạch dạy học KHTN 7 - sách Chân trời sáng tạo:
Tải về để xem bản đầy đủ và chính xác nhất!
Trích dẫn Kế hoạch dạy học KHTN 7 - sách Chân trời sáng tạo:
STT | Bài học (1) | Số tiết (2) | Yêu cầu cần đạt (3) |
1 | Bài 1: Phương pháp và kỹ năng học tập môn Khoa học tự nhiên | 03 | - Lập được kế hoạch thực hiện trong hoạt động học tập - Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị và mẫu vật trong hoạt động học tập - Ghi chép, thu thập được các số liệu quan sát và đo đạc - Phân tích và giải thích được các số liệu quan sát, đánh giá kết quả |
2 | Bài 2: Nguyên tử | 05 | - Mô tả được thành phần cấu tạo nguyên tử, thành phần hạt nhân, mối quan hệ giữa số proton và số electron. - Phát biểu được khái niệm nguyên tử, nguyên tố hoá học, nguyên tử khối. |
03 | Bài 3: Nguyên tố hóa học | 05 | - Trình bày được ý nghĩa công thức hóa học của các chất. - Viết được công thức hoá học của một số đơn chất và hợp chất đơn giản. Phát biểu được quy tắc hóa trị. - Xác định được nguyên tử khối của các nguyên tố và phân tử khối của một số chất đơn giản - Xác định được hóa trị của một số nguyên tố hóa học, viết được công thức hóa học của một số chất đơn giản; - Vận dụng quy tắc hóa trị để lập công thức hóa học của một số hợp chất vô cơ đơn giản. |
04 | Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học | 06 | - Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn |
05 | Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất | 04 | - Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất. Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất. - Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu. |
06 | Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học | 05 | - Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; sự hình thành liên kết cộng hoá trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng được cho các phân tử đơn giản như H2, Cl2, NH3, H2O, CO2, N2,….). - Nêu được được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng cho phân tử đơn giản như NaCl, MgO,…). |
07 | Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học | 05 | - Trình bày được khái niệm về hoá trị (cho chất cộng hoá trị). Cách viết công thức hoá học.
|
Tải về để xem bản đầy đủ và chính xác nhất!