icon tài liệu

Giáo án KHTN 7 - Ôn tập chương 8

Bạn phải đăng nhập để tải
ZixDoc gửi tặng quý thầy cô và các em học sinh Giáo án KHTN 7 - Ôn tập chương 8 mới nhất dưới định dạng word hoàn toàn miễn phí. Tài liệu bao gồm các nội dung chính như: mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ cần đạt và định hướng năng lực có thể hình thành và phát triển; phương pháp và kỹ thuật dạy học; sự chuẩn bị của giáo viên, học sinh; chuỗi các hoạt động học tập.... giúp thầy cô và các em có buổi học hiệu quả.

Trích dẫn Giáo án KHTN 7 - Ôn tập chương 8:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1.1: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
  • - GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi, ôn lại kiến thức bài 33, hoàn thành các bài tập.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động vào vở.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt đáp án.
Câu 1. Cảm ứng là gì? Cho một vài ví dụ về cảm ứng.
Trả lời: Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường. Ví dụ: rễ cây mọc dài về hướng có nước, tay người chạm vào vật thể nhọn sẽ lập tức rụt lại…
Câu 2. Nêu vai trò của cảm ứng ở sinh vật. So sánh hiện tượng cảm ứng của thực vật với động vật.
Trả lời: Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. So sánh:
Thực vật: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.
Động vật: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng.
Câu 3. Quan sát các hiện tượng cảm ứng của một số sinh vật thường gặp và hoàn thành bảng sau:
Tên sinh vật
Kích thích
Hiện tượng cảm ứng
Lợn
Bướm đêm
Chim sẻ
Cây hoa hướng dương
Cây đậu (rễ cây)
Đáp án:
Tên sinh vật
Kích thích
Hiện tượng cảm ứng
LợnBị tác động cơ học mạnhBỏ chạy, kêu,...
Bướm đêmÁnh sángBay tới nơi phát sáng
Chim sẻNghe tiếng động mạnhBay đi xa khỏi nơi có âm thanh
Cây hoa hướng dươngÁnh sángVươn về phía ánh sáng
Cây đậu (rễ cây)NướcMọc dài về phía có nước
Câu 4. Hãy tìm hiểu và mô tả hiện tượng bắt mồi ở cây gọng vó. Đây có phải hiện tượng cảm ứng ở thực vật không?
Trả lời:
(1) Hiện tượng bắt mồi ở cây gọng vó: khi có côn trùng tiếp xúc, các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng lại bằng cách uốn cong, giữ chặt và tiêu hoá con mồi.
(2) Đây là hiện tượng cảm ứng tiếp xúc.
  • Con mồi đậu trên cây gọng vó tạo ra tác động cơ học (tác nhân kích thích cơ học).
  • Lông tuyến của cây gọng vó phản ứng bằng cách uốn cong và tiết axit phoocmic.
  • Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích, sau đó truyền theo tế bào chất xuống các tế bào bên dưới để lông tuyến cong lại.
Câu 5. Tập tính là gì? Nêu một số tập tính phổ biến ở động vật.
Trả lời: Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Một số tập tính ở động vật như: tập tính bảo vệ lãnh thổ, săn mồi, di cư,
sống bẩy đàn,...
Câu 6. So sánh tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Loại tập tínhTập tính bẩm sinhTập tính học được
Khái niệmTập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, đặc trưng cho loài.Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
Tính chấtTập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi.Tập tính học được có thể thay đổi.
Ví dụVe sầu kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản…Chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại.

Câu 7. Dựa vào hiểu biết của em ở phần tập tính ở động vật, hoàn thành bảng sau:
Tập tínhBẩm sinhHọc đượcÝ nghĩa
Chim công xòe đuôi để ve vãn nhau
Tinh tinh dùng gậy bắt cá
Rùa vùi trứng trên bãi cát
Cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu lãnh thổ
Chim non học bay

Tập tínhBẩm sinhHọc đượcÝ nghĩa
Chim công xòe đuôi để ve vãn nhauXTập tính sinh sản
Tinh tinh dùng gậy bắt cáXTìm kiếm thức ăn
Rùa vùi trứng trên bãi cátXBảo vệ trứng khỏi nguy hiểm
Cầy hương dùng mùi của tuyến thơm để đánh dấu lãnh thổXBảo vệ lãnh thổ
Chim non học bayXThích nghi với môi trường sống
Câu 8. Các hiện tượng cảm ứng ở thực vật như ngọn cây hướng về phía ánh sáng (hướng sáng dương), rễ cây đâm sâu vào đất (hướng sáng âm) có vai trò gì đối với đời sống của thực vật?
Trả lời: Hướng sáng dương của ngọn giúp cây tìm đến nguồn ánh sáng để quang hợp. Hướng sáng âm của rễ tạo điều kiện để rễ đâm sâu, giúp cây đứng vững trong đất, ngoài ra, hướng sáng âm còn làm cho rễ hút được nhiều nước và muối khoáng, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

📩 Tải về để xem bản đầy đủ và chính xác nhất!
Tác giả
The Knowledge
Tải về
0
Đọc
483
Đăng lần đầu
Cập nhật gần nhất

Ratings

0.00 sao 0 đánh giá

Tài liệu khác của The Knowledge

Back
Top