icon tài liệu

Bộ đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Ngữ văn 7 năm học 2022 - 2023

Bạn phải đăng nhập để tải
ZixDoc gửi tặng quý thầy cô và các em học sinh Bộ đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Ngữ văn 7 năm học 2022 - 2023 với định dạng word hoàn toàn miễn phí. Tài liệu gồm có 12 trang, được trích từ các đề khác nhau, cho các em và quý thầy cô tham khảo trong mùa thi sắp tới.

Trích dẫn Bộ đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Ngữ văn 7 năm học 2022 - 2023:
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm):
Đọc ngữ liệu sau:

Không có gì diệt tình bằng hữu(1) và những hảo ý(2) bằng thói nhiều chuyện. Không cần nói nhiều mà cần nói nghĩa lý và có duyên.
Kẻ nhiều chuyện phá hoại danh dự của kẻ khác, gây những cảm tưởng sai lầm, làm cho người ta nghi kị nhau, oán ghét nhau, vì vậy đi tới đâu, ai cũng trốn tránh như trốn bệnh dịch vậy.
Nhiều chuyện là một thói trời sinh cũng có, nhưng lắm khi do lòng tự ti mặc cảm. Ai cũng muốn được người biết mình, để ý tới mình, và khi không có tài năng gì khác người thì phải kiếm cách nói xấu bạn bè, vu oan, thêm bớt cho người nghe chú ý tới mình để mình thành trung tâm điểm trong đám đông.
Muốn trừ tật ấy thì trước khi nói điều gì về ai bạn tự hỏi:
- Lời đó đúng không?
- Nếu trúng, ta nhắc lại có ích lợi gì không?
- Ta có cần phải nhắc lại lời ấy không?
Trong sự kinh doanh, người nhiều chuyện thường làm hỏng việc, và mười người bị đuổi khỏi hãng thì có chín người vì có tật nhiều chuyện.
(Trích Bảy bước đến thành công", Nguyễn Hiến Lê)
*Chú thích:
(1) Bằng hữu: bạn bè.
(2) Hảo ý: ý tốt.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Vấn đề chính của đoạn trích là gì?
A. Bàn về hảo ý.
B. Bàn về lòng tự ti.
C. Bàn về thói nhiều chuyện.
D. Bàn về tình bằng hữu.
Câu 3. Phép liên kết nào được sử dụng nhiều nhất trong ngữ liệu?
A. Phép lặp từ ngữ
B. Phép thế
C. Phép nối
D. Phép liên tưởng
Câu 4. Câu văn nào có sử dụng phép so sánh?
A. Không có gì diệt tình bằng hữu và những hảo ý bằng thói nhiều chuyện.
B. Không cần nói nhiều mà cần nói nghĩa lý và có duyên.
C. Kẻ nhiều chuyện phá hoại danh dự của kẻ khác, gây những cảm tưởng sai lầm, làm cho người ta nghi kị nhau, oán ghét nhau, vì vậy đi tới đâu, ai cũng trốn tránh như trốn bệnh dịch vậy.
D. Nhiều chuyện là một thói trời sinh cũng có, nhưng lắm khi do lòng tự ti mặc cảm.

📩 Tải về để xem bản đầy đủ và chính xác nhất!
Tác giả
The Funny
Tải về
3
Đọc
871
Đăng lần đầu
Cập nhật gần nhất

Ratings

0.00 sao 0 đánh giá

Tài liệu khác của The Funny

Back
Top