Tính quãng đường vật đi được và số lần vật đi qua tọa độ (giải thích ?)

khanhdi

Active Member
Bài toán
Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình $x = 6 \cos \left( 4\pi t + \dfrac{\pi}{3} \right)$ (cm)
Từ thời điểm $t_1 = \dfrac{2}{3}s$ đến thời điểm $t_2 = \dfrac{37}{12}$ s, hãy tính quãng đường vật đi được và cho biết số lần vật đi qua tọa độ $x* = -1 cm$ ?
Bài giải của thầy Nguyễn Anh Vinh :
+ Ta có : $\dfrac{(t_1 + t_2 )}{T} = \dfrac{29}{6} = 4.83$
Như vậy trong khoảng thời gian này, vật thực hiện được hơn 4 chu kỳ, ta có thể viết :
$(t_2-t_1) = 4T+ t$ dư
=> Quãng đường vật đi được $S = 4*4A + S$ dư
Và số lần vật đi qua $x*$ là $N = 2*4 + N$ dư
+ Thay $t_1$ và $t_2$ vào phương trình x và v ta biết :
$x_1 = 3 cm$ và $v_1 < 0$
$x_2 = 6cm$ và $v_2 =0$
hinh-anh.png
Cuối cùng thu được kết quả : S = 4*4A + S dư = 117 cm
N = 2*4 + N dư = 10
Giải thích giúp em chỗ S dư và N dư với ạ @@! em không hiểu chỗ đó :(
 
Về phần S dư bạn có thể tham khảo bài tương tự ở đây: http://vatliphothong.vn/t/5330/#post-25147
Trong một chu kỳ, vật đi qua vị trí có li độ $x=-1(cm)$ hai lần. Theo bài, vật thực hiện $n=4+\dfrac{5}{6}$ (chu kỳ). Sau khi thực hiện xong $4$ chu kỳ, vật đã đi qua vị trí có li độ $x=-1(cm)$ tám lần.
Trong $\dfrac{5}{6}$ chu kỳ cuối, vật đi qua vị trí $x=-1(cm)$ hai lần nữa. Vậy vật qua vị trí trên $N = 10$ (lần) trong khoảng thời gian bài cho.
 
Vấn đề về số dư thì bạn ở trên đã nói rồi
Nhưng mình xin góp ý 1 chút là mình khuyên bạn nên quy hết về vòng tròn,không nên viết như thế này,nó rất hạn chế!
 
Về phần S dư bạn có thể tham khảo bài tương tự ở đây: http://vatliphothong.vn/t/5330/#post-25147
Trong một chu kỳ, vật đi qua vị trí có li độ $x=-1(cm)$ hai lần. Theo bài, vật thực hiện $n=4+\dfrac{5}{6}$ (chu kỳ). Sau khi thực hiện xong $4$ chu kỳ, vật đã đi qua vị trí có li độ $x=-1(cm)$ tám lần.
Trong $\dfrac{5}{6}$ chu kỳ cuối, vật đi qua vị trí $x=-1(cm)$ hai lần nữa. Vậy vật qua vị trí trên $N = 10$ (lần) trong khoảng thời gian bài cho.
Cho em hỏi là sao thầy lại làm ra N dư = 2 ạ ????? em ko hiểu chỗ đó ạ ^^!
 
Cho em hỏi là sao thầy lại làm ra N dư = 2 ạ ????? em ko hiểu chỗ đó ạ ^^!
Số dư thứ nhất là giai đoạn đầu,từ vị trí biên âm đến vị trí pha ban đầu ,số dư thứ hai là giai đoạn cuối,từ vị trí pha ban đầu đến vị trí dừng lại,vị số vòng chẵn là 4 vòng,nên những phần lẻ còn lại là phần dư
Những bài tập như này khá đơn giản, bạn nên dùng đường tròn và đếm. Tất nhiên đếm có phương pháp, ko cần thiết phải viết công thức quá văn vẻ như này.
 
Số dư thứ nhất là giai đoạn đầu,từ vị trí biên âm đến vị trí pha ban đầu ,số dư thứ hai là giai đoạn cuối,từ vị trí pha ban đầu đến vị trí dừng lại,vị số vòng chẵn là 4 vòng,nên những phần lẻ còn lại là phần dư
Những bài tập như này khá đơn giản, bạn nên dùng đường tròn và đếm. Tất nhiên đếm có phương pháp, ko cần thiết phải viết công thức quá văn vẻ như này.
Thường thì tớ dùng theo đường tròn, nhưng cách làm của thầy lại ko hiểu nên muốn hiểu rõ hợn @@! Vẫn mơ hồ quá =((((
 
Số dư thứ nhất là giai đoạn đầu,từ vị trí biên âm đến vị trí pha ban đầu ,số dư thứ hai là giai đoạn cuối,từ vị trí pha ban đầu đến vị trí dừng lại,vị số vòng chẵn là 4 vòng,nên những phần lẻ còn lại là phần dư
Những bài tập như này khá đơn giản, bạn nên dùng đường tròn và đếm. Tất nhiên đếm có phương pháp, ko cần thiết phải viết công thức quá văn vẻ như này.
Đây là lời giải của thầy mà @@!
 
Thường thì tớ dùng theo đường tròn, nhưng cách làm của thầy lại ko hiểu nên muốn hiểu rõ hợn @@! Vẫn mơ hồ quá =((((
Tớ giải thích kĩ càng thế mà cậu vẫn mơ hồ thì bó tay rồi,đúng đây là lời giải của thầy,nhưng nếu cậu thích thì cứ làm theo thôi,tớ chỉ khuyên cậu nên dùng thủ thuật,vì những bài dạng này khá đơn giản,chúc cậu học tốt!
 
Tớ giải thích kĩ càng thế mà cậu vẫn mơ hồ thì bó tay rồi,đúng đây là lời giải của thầy,nhưng nếu cậu thích thì cứ làm theo thôi,tớ chỉ khuyên cậu nên dùng thủ thuật,vì những bài dạng này khá đơn giản,chúc cậu học tốt!
Tớ hiểu rồi :D cảm ơn nhé...tớ đã nghĩ ra theo cách của tớ...:D
 

Quảng cáo

Back
Top