Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.

Tiến hành thí nghiệm sau đây: Bước 1: Rót vào 2 ống nghiệm (đánh dấu ống 1, ống 2) mỗi ống khoảng 5 ml dung dịch H2SO4 loãng và cho mỗi ống một...

Câu hỏi: Tiến hành thí nghiệm sau đây:
Bước 1: Rót vào 2 ống nghiệm (đánh dấu ống 1, ống 2) mỗi ống khoảng 5 ml dung dịch H2​SO4​ loãng và cho mỗi ống một mấu kẽm.
Bước 2: Nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch CuSO4​ vào ống 1, nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch MgSO4​ vào ống 2.
Ta có các kết luận sau:
(1) Sau bước 1, có bọt khí thoát ra cả ở 2 ống nghiệm.
(2) Sau bước 1, kim loại kẽm trong 2 ống nghiệm đều bị ăn mòn hóa học.
(3) Có thể thay dung dịch H2​SO4​ loãng bằng dung dịch HCl loãng.
(4) Sau bước 2, kim loại kẽm trong 2 ống nghiệm đều bị ăn mòn điện hóa.
(5) Sau bước 2, lượng khí thoát ra ở ống nghiệm 1 tăng mạnh.
Số kết luận đúng
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức tổng hợp về đại cương kim loại.
Giải chi tiết:
(1) đúng, vì sau bước 1, trong cả hai ống nghiệm xảy ra phản ứng giữa Zn và dung dịch axit H2​SO4​.
PTHH: Zn + H2​SO4​ → ZnSO4​ + H2​
(2) đúng, vì Zn tác dụng trực tiếp với axit H2​SO4​ (bị ăn mòn) → ăn mòn hóa học.
(3) đúng, vì axit HCl loãng và H2​SO4​ loãng có tính chất hóa học tương tự nhau (bản chất là H+​ + Zn).
(4) sai,
-Ở ống nghiệm 1, Zn phản ứng với dung dịch CuSO4​ tạo ra Cu bám mẩu kẽm (Zn – Cu) cùng nhúng trong dung dịch chất điện li trong ống nghiệm ⟹ ăn mòn điện hóa.
- Ở ống nghiệm 2, Zn không phản ứng với dung dịch MgSO4​ ⟹ không xảy ra ăn mòn điện hóa.
(5) đúng, vì sau khi nhỏ CuSO4​ vào ống nghiệm 1 sẽ làm cho lượng khí thoát ra nhiều và nhanh hơn.
Đáp án A.
 

Câu hỏi này có trong đề thi