The Collectors

Tiến hành thí nghiệm sau đây: Bước 1: Rót vào 2 ống nghiệm (đánh dấu ống 1, ống 2) mỗi ống khoảng 5 ml dung dịch H2SO4 loãng và cho mỗi ống một...

Câu hỏi: Tiến hành thí nghiệm sau đây:
Bước 1: Rót vào 2 ống nghiệm (đánh dấu ống 1, ống 2) mỗi ống khoảng 5 ml dung dịch H2​SO4​ loãng và cho mỗi ống một mấu kẽm.
Bước 2: Nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch CuSO4​ vào ống 1, nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch MgSO4​ vào ống 2.
Ta có các kết luận sau:
(1) Sau bước 1, có bọt khí thoát ra cả ở 2 ống nghiệm.
(2) Sau bước 1, kim loại kẽm trong 2 ống nghiệm đều bị ăn mòn hóa học.
(3) Có thể thay dung dịch H2​SO4​ loãng bằng dung dịch HCl loãng.
(4) Sau bước 2, kim loại kẽm trong 2 ống nghiệm đều bị ăn mòn điện hóa.
(5) Sau bước 2, lượng khí thoát ra ở ống nghiệm 1 tăng mạnh.
Số kết luận đúng
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức tổng hợp về đại cương kim loại.
Giải chi tiết:
(1) đúng, vì sau bước 1, trong cả hai ống nghiệm xảy ra phản ứng giữa Zn và dung dịch axit H2​SO4​.
PTHH: Zn + H2​SO4​ → ZnSO4​ + H2​
(2) đúng, vì Zn tác dụng trực tiếp với axit H2​SO4​ (bị ăn mòn) → ăn mòn hóa học.
(3) đúng, vì axit HCl loãng và H2​SO4​ loãng có tính chất hóa học tương tự nhau (bản chất là H+​ + Zn).
(4) sai,
-Ở ống nghiệm 1, Zn phản ứng với dung dịch CuSO4​ tạo ra Cu bám mẩu kẽm (Zn – Cu) cùng nhúng trong dung dịch chất điện li trong ống nghiệm ⟹ ăn mòn điện hóa.
- Ở ống nghiệm 2, Zn không phản ứng với dung dịch MgSO4​ ⟹ không xảy ra ăn mòn điện hóa.
(5) đúng, vì sau khi nhỏ CuSO4​ vào ống nghiệm 1 sẽ làm cho lượng khí thoát ra nhiều và nhanh hơn.
Đáp án A.
 

Câu hỏi này có trong đề thi

Quảng cáo

Back
Top