Câu hỏi:
- Bài 1 giới thiệu về "chú tôi": nghiện rượu, nghiện chè, nghiện ngủ, lười biếng.
- Hai dòng đầu là câu hỏi của cái cò khi đang lặn lội nơi bờ ao gặp cô yếm đào hay lam hay làm, liền cất tiếng hỏi -> giới thiệu nhân vật.
- Bài này châm biếm những kẻ vừa nghiện ngập, vừa lười biếng trong xã hội.
- Bài 2 nhại lời nói của thầy bói với người đi xem bói. Bài ca dao lật tẩy bản chất của họ: thực chất là đánh vào tâm lý của người khác để kiếm tiền.
- Lời của thầy bói hoàn toàn là những điều hiển nhiên mà ai cũng biết.
- Đối tượng phê phán: những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, đồng thời cũng phê phán những người ít hiểu biết, tin vào những điều phản khoa học.
- Một số bài ca dao tương tự:
Chập chập thôi lại cheng cheng
Con gà trống thiến để riêng cho thầy
Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng.
Tử vi thầy bói cho người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.
Thầy cũng ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.
- Mỗi con vật trong 3 bài tượng trưng cho một loại người:
+ Con cò: người nông dân xấu số.
+ Con cà cuống: những kẻ có chức có quyền.
+ Chim ri, chào mào: đám lính lệ, tay sai.
+ Chim chích: anh mõ dưới chế độ phong kiến.
- Việc chọn con vật để nói về người giúp nội dung châm biếm trở nên sâu sắc, toàn diện hơn.
- Cảnh tượng trong bài không phù hợp với với đám tang vì đám tang mà lại có cảnh chia chác, đánh chén linh đình.
- Bài ca phê phán những hủ tục ma chay đương thời, vừa gây phiền hà lại vừa tốn kém.
- Trong bài 4, cậu cai được miêu tả:
+ Trang phục: nón dấu lông gà, đeo nhẫn, thể hiện sự giàu sang, kệch cỡm của cậu chỉ huy hạng bét.
+ "Áo ngắn đi mượn – quần dài đi thuê": mỉa mai, pha chút thương hại cái thân phận thấp bé của cậu cai nhưng lại thích ra oai, ta là người có quyền lực.
- Nhận xét về nghệ thuật:
+ Cách xưng hô "cậu cai" thể hiện tính chất nịnh bợ, vừa có tính châm biếm.
+ Định nghĩa về cậu cai: cứ đầu đội nón dấu lông gà, ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
+ Nghệ thuật phóng đại (Ba năm được một chuyến sai, quần áo đi mượn, đi thuê) làm bật lên vai vế chức vụ chẳng quan trọng gì → mỉa mai châm biếm.
Nhận xét về sự giống nhau của bốn bài ca dao, trong các ý kiến đã nêu, em đồng ý với ý kiến sau:
c) Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.
Trả lời câu 2 (trang 53 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Những câu hát châm biếm nói trên và truyện cười dân gian đều giống nhau ở chỗ: lấy thói hư tật xấu của người đời để chê cười, châm biếm, dùng tiếng cười như một thứ vũ khí để xây dựng cho xã hội, con người ngày càng tốt đẹp hơn lên.
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 52, SGK Ngữ văn 7, tập 1)- Bài 1 giới thiệu về "chú tôi": nghiện rượu, nghiện chè, nghiện ngủ, lười biếng.
- Hai dòng đầu là câu hỏi của cái cò khi đang lặn lội nơi bờ ao gặp cô yếm đào hay lam hay làm, liền cất tiếng hỏi -> giới thiệu nhân vật.
- Bài này châm biếm những kẻ vừa nghiện ngập, vừa lười biếng trong xã hội.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 52, SGK Ngữ văn 7, tập 1)- Bài 2 nhại lời nói của thầy bói với người đi xem bói. Bài ca dao lật tẩy bản chất của họ: thực chất là đánh vào tâm lý của người khác để kiếm tiền.
- Lời của thầy bói hoàn toàn là những điều hiển nhiên mà ai cũng biết.
- Đối tượng phê phán: những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, đồng thời cũng phê phán những người ít hiểu biết, tin vào những điều phản khoa học.
- Một số bài ca dao tương tự:
Chập chập thôi lại cheng cheng
Con gà trống thiến để riêng cho thầy
Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng.
Tử vi thầy bói cho người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.
Thầy cũng ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 52, SGK Ngữ văn 7, tập 1)- Mỗi con vật trong 3 bài tượng trưng cho một loại người:
+ Con cò: người nông dân xấu số.
+ Con cà cuống: những kẻ có chức có quyền.
+ Chim ri, chào mào: đám lính lệ, tay sai.
+ Chim chích: anh mõ dưới chế độ phong kiến.
- Việc chọn con vật để nói về người giúp nội dung châm biếm trở nên sâu sắc, toàn diện hơn.
- Cảnh tượng trong bài không phù hợp với với đám tang vì đám tang mà lại có cảnh chia chác, đánh chén linh đình.
- Bài ca phê phán những hủ tục ma chay đương thời, vừa gây phiền hà lại vừa tốn kém.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 52, SGK Ngữ văn 7, tập 1)- Trong bài 4, cậu cai được miêu tả:
+ Trang phục: nón dấu lông gà, đeo nhẫn, thể hiện sự giàu sang, kệch cỡm của cậu chỉ huy hạng bét.
+ "Áo ngắn đi mượn – quần dài đi thuê": mỉa mai, pha chút thương hại cái thân phận thấp bé của cậu cai nhưng lại thích ra oai, ta là người có quyền lực.
- Nhận xét về nghệ thuật:
+ Cách xưng hô "cậu cai" thể hiện tính chất nịnh bợ, vừa có tính châm biếm.
+ Định nghĩa về cậu cai: cứ đầu đội nón dấu lông gà, ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
+ Nghệ thuật phóng đại (Ba năm được một chuyến sai, quần áo đi mượn, đi thuê) làm bật lên vai vế chức vụ chẳng quan trọng gì → mỉa mai châm biếm.
Luyện tập
Trả lời câu 1 (trang 53 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)Nhận xét về sự giống nhau của bốn bài ca dao, trong các ý kiến đã nêu, em đồng ý với ý kiến sau:
c) Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.
Trả lời câu 2 (trang 53 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Những câu hát châm biếm nói trên và truyện cười dân gian đều giống nhau ở chỗ: lấy thói hư tật xấu của người đời để chê cười, châm biếm, dùng tiếng cười như một thứ vũ khí để xây dựng cho xã hội, con người ngày càng tốt đẹp hơn lên.
ND chính
"Những câu hát châm biếm" đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư, tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội. |
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!