T

Giải VBT ngữ văn 7 bài Những câu hát châm biếm

Câu hỏi: Giải VBT ngữ văn 7 bài Những câu hát châm biếm

Câu 1

Câu 1 (trang 41 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Bài 1 "giới thiệu" về "chú tôi" như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?
Phương pháp giải:
Em chú ý tác dụng cách nói mỉa mai và biện pháp liệt kê. Đọc kĩ chú thích để hiểu ý nghĩa của các chi tiết miêu tả nhân vật "chú tôi" (hành động, ước muốn). Qua đó, có thể khái quát nội dung của hai dòng đầu và xác định đối tượng bị châm biếm (Cô yếm đào gợi hình ảnh người con gái như thế nào? Một cô gái như thế có muốn kết đôi với "chú tôi" không?).
Lời giải chi tiết:
- Giới thiệu về "chú tôi": nghiện rượu, nghiện chè, nghiện ngủ, lười biếng.
- Hai dòng đầu: là câu hỏi của cái cò khi đang lặn lội nơi bờ ao gặp cô yếm thắm hay lam hay làm, liền cất tiếng hỏi => giới thiệu nhân vật => Lời giễu nại.
- Đối tượng bị chế giễu: châm biếm những kẻ vừa nghiện ngập, vừa lười biếng trong xã hội.

Câu 2

Câu 2 (trang 42 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Bài 2 nhại lại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự.
Phương pháp giải:
Em căn cứ vào nội dung của bài ca dao (dự đoán về số phận người khác) để xác định người nói và người nghe. Khi nhận xét, cần chú ý tính chất của các thông tin (mới lạ, đặc biệt hay thông thường ai cũng biết? cụ thể hay chung chung, mơ hồ?). Từ đó, có thể thấy đối tượng và hiện tượng bị chế giễu, phê phán.
Lời giải chi tiết:
- Bài ca dao là lời nói của thầy bói với người đi xem bói.
- Nhận xét: lời của thầy bói hoàn toàn là những điều hiển nhiên mà ai cũng biết.
- Đối tượng phê phán: những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, đồng thời cũng phê phán những người ít hiểu biết, tin vào những điều phản khoa học.
- Một số bài ca dao tương tự:
Chập chập thôi lại cheng cheng
Con gà trống thiến để riêng cho thầy
Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng.


Tử vi thầy bói cho người
Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.
Thầy cũng ngồi cạnh giường thờ
Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.

Câu 3

Câu 3 (trang 43 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Xác định đối tượng và những thói tật bị châm biếm trong bốn bài ca dao.
Phương pháp giải:
Em cần xác định nhân vật được miêu tả trong từng bài. Căn cứ vào các chi tiết miêu tả và các biện pháp cường điệu, tương phản để khái quát những thói hư tật xấu bị chế giễu, phê phán.
Lời giải chi tiết:
Bài
Đối tượng bị châm biếm
Thói tật bị châm biếm
1
Chú tôi
Lười biếng
2
Thầy bói
Mê tín dị đoan
3
Cò con, cà cuống, chim ri, chào mào, chim chích
Thói rờm rà, hủ tục của lệ làng
4
Cậu cai
Thói sĩ diễn

Câu 4

Câu 4 (trang 44 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Bốn bài ca dao châm biếm có những đặc điểm chung nào về hình thức nghệ thuật?
Phương pháp giải:
Em cần vận dụng kiến thức ở phần ghi nhớ để xác định những đặc điểm cơ bản của ca dao châm biếm. Từ đó, chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bốn bài này.
Lời giải chi tiết:
Các biện pháp nghệ thuật cùng được sử dụng trong bốn bài:
+ Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống.
+ Sử dụng phép liệt kê.
+ Sử dụng phép ẩn dụ, tượng trưng, nói ví von.
+ Lối nói tương phản.
+ Giọng điệu châm biếm, giễu nhại.

Câu 5

Câu 5 (trang 44 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Những câu hát châm biếm nói trên có điểm gì giống truyện cười dân gian?
Phương pháp giải:
Truyện cười dân gian và những câu hát châm biếm có nhiều nét tương đồng về nội dung (chế giễu, phê phán hiện tượng, loại người nào đó trong xã hội) và nghệ thuật (hệ thống hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng; lối nói tương phản phóng đại để tạo tiếng cười...). Em có thể tìm sự giống nhau ở các điểm cơ bản như:
Lời giải chi tiết:
Những câu hát châm biếm nói trên và truyện cười dân gian đều giống nhau ở chỗ: Lối nói phóng đại, ẩn dụ, tượng trưng, phép tương phản, đối lập, lấy thói hư tật xấu của người đời trong xã hội để chê cười, châm biếm, dùng tiếng cười như một thứ vũ khí để xây dựng cho xã hội, con người ngày càng tốt đẹp hơn lên.
 

Quảng cáo

Back
Top