Số điểm dao động với biên độ 9 (mm) cùng pha nguồn A là.

số 9

Member
Bài toán
Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 5 lamda, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là $u_{A}=u_{B}=9\cos(40\pi t+\dfrac{\pi}{2})$ (mm) (với t tính bằng s). Trên đoạn AB số điểm dao động với biên độ 9 (mm) cùng pha nguồn A là.
A. 10 điểm.
B. 12 điểm.
C. 11 điểm.
D. 9 điểm.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 5 lamda, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là $u_{A}=u_{B}=9\cos(40\pi t+\dfrac{\pi}{2})$ (mm) (với t tính bằng s). Trên đoạn AB số điểm dao động với biên độ 9 (mm) cùng pha nguồn A là.
A. 10 điểm.
B. 12 điểm.
C. 11 điểm.
D. 9 điểm.
Lời giải

PT dao động của 1 điểm trên phương truyền sóng:
$$x=18\cos[\dfrac{\pi }{\lambda }(d_{2}-d_{1})]\cos[40\pi t-\dfrac{\pi }{\lambda }(d_{1}+d_{2})+\dfrac{\pi }{2}]$$
Vậy PT của 1 điểm nằm trên AB sẽ là:
$$x=-18\cos\left [ \dfrac{\pi }{\lambda}(d_{2}-d_{1}) \right ]\cos(20\pi t+\dfrac{\pi }{2})$$
$$\Rightarrow -18\cos[\dfrac{\pi }{\lambda }(d_{2}-d_{1})]=9\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
\dfrac{\pi }{\lambda }(d_{2}-d_{1})=\dfrac{-2\pi }{3}+k2\pi & & \\
\dfrac{\pi }{\lambda }(d_{2}-d_{1})=\dfrac{2\pi }{3}+n2\pi & &
\end{matrix}\right.$$
$$
\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
d_{2}-d_{1}=\dfrac{(6k-2)\lambda }{3}& & \\
d_{2}-d_{1}=\dfrac{(6n+2)\lambda }{3} & &
\end{matrix}\right.
$$
Giải BPT $-AB<d_{2}-d_{1}<AB$
Ta được 5 giá trị of k; 5 giá trị of n
Do B cùng pha với A
Vậy có 11 điểm
$\Rightarrow$ Đáp án C.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Cách giải của bạn mất khá nhiều thời gian! Bạn có thể giải giống theo hiện tượng sóng dừng thì sẽ phù hợp với kiểu bài trắc nghiệm. Nút ứng với những đường cực tiểu. Bụng ứng với những đường cực đại.
Và bạn cần chú ý rằng: điểm B cũng dao động với biên độ là 9 (mm) và cùng pha nguồn A!
Bạn thử làm như cách mình nói xem có tiện hơn không nhé!
 
Last edited:
Cách giải của bạn mất khá nhiều thời gian! Bạn có thể giải giống theo hiện tượng sóng dừng thì sẽ phù hợp với kiểu bài trắc nghiệm. Nút ứng với những đường cực tiểu. Bụng ứng với những đường cực đại.
Và bạn cần chú ý rằng: điểm B cũng dao động với biên độ là 9 (mm) và cùng pha nguồn A!
Bạn thử làm như cách mình nói xem có tiện hơn không nhé!
Cám ơn bạn nhiều!
 
Cách giải của bạn mất khá nhiều thời gian! Bạn có thể giải giống theo hiện tượng sóng dừng thì sẽ phù hợp với kiểu bài trắc nghiệm. Nút ứng với những đường cực tiểu. Bụng ứng với những đường cực đại.
Và bạn cần chú ý rằng: điểm B cũng dao động với biên độ là 9 (mm) và cùng pha nguồn A!
Bạn thử làm như cách mình nói xem có tiện hơn không nhé!
Vậy những bài này bạn có cách giải và đáp án hết rồi, đưa lên đây để m người tham khảo và tìm cách giải nhanh hơn hả?
 
Bạn số 9 ơi, bạn có thể trình bày cách giải ngắn gọn của ban duocdj không
capture0.GIF

Đường nét liền biểu diễn các vân cực đại (Bụng sóng); nét đứt biểu diễn vân cực tiểu ( Nút sóng).
Những điểm nào nằm trên 2 bó sóng liền kề nhau sẽ dao động ngược pha, những điểm thuộc 2 bó sóng liên hợp (cách nhau 1 bó sóng :D), hoặc thuộc cùng 1 bó sóng ( đối xứng nhau qua bụng) sẽ dao động cùng pha. Xét trên AB ta thấy có 4 bó sóng nguyên thỏa mãn điều kiện này, mỗi bó sóng có 2 điểm dao động cùng 1 biên độ
$\Rightarrow$ 4 bó sóng có 8 điểm
Mặt khác xét trong khoảng A và đường cực tiểu gần nhất, chỉ có 1 điểm thỏa mãn, tương tự, trong khoảng giữa đường cực tiểu gần nhất và B cũng có 1 điểm. Vì 2 điểm này, 1 điểm nằm cùng bó sóng với A, 1 điểm thuộc bó sóng liên hợp. Như vậy ta có thêm 2 điểm thỏa mãn. Dễ thấy B cũng thỏa mãn điều kiện này. Vậy có 11 điểm
 

Quảng cáo

Back
Top