Số điểm dao động cực đại trên đường tròn tâm $O$ bán kính $AB$ là

hoangkkk

Member
Bài toán
Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp $A$ và $B$ cách nhau $30$ $cm$ dao động cùng theo phương thẳng đứng có phương trình $u_A=4\cos \left(10\pi t \right)$ và $u_B=7\cos \left(10\pi t+\dfrac{\pi}{6} \right)$. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là $15$ $cm/s$. Số điểm dao động cực đại trên đường tròn tâm $O$ (O là trung điểm $AB$) và có bán kính bằng $10$ $cm$ là :
A. $14$
B. $13$
C. $25$
D. $26$
 
Bài toán
Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp $A$ và $B$ cách nhau $30$ $cm$ dao động cùng theo phương thẳng đứng có phương trình $u_A=4\cos \left(10\pi t \right)$ và $u_B=7\cos \left(10\pi t+\dfrac{\pi}{6} \right)$. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là $15$ $cm/s$. Số điểm dao động cực đại trên đường tròn tâm $O$ (O là trung điểm $AB$) và có bán kính bằng $10$ $cm$ là :
A. $14$
B. $13$
C. $25$
D. $26$

Trả lời:
$$\lambda = \dfrac{v}{f}=3(cm)$$
ĐKCĐ: $$d_1-d_2=\dfrac{-1\lambda}{12}+k\lambda$$
$$5-25 \le \dfrac{-1\lambda}{12}+k\lambda \le 25-5$$
$$\rightarrow \text{Số}\;k=13$$
Vậy Số điểm dao động cực đại trên đường tròn tâm $O$ (O là trung điểm $AB$) và có bán kính bằng $10$ $cm$ là : $$26\; \text{Điểm}$$
 
Bài toán
Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp $A$ và $B$ cách nhau $30$ $cm$ dao động cùng theo phương thẳng đứng có phương trình $u_A=4\cos \left(10\pi t \right)$ và $u_B=7\cos \left(10\pi t+\dfrac{\pi}{6} \right)$. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là $15$ $cm/s$. Số điểm dao động cực đại trên đường tròn tâm $O$ (O là trung điểm $AB$) và có bán kính bằng $10$ $cm$ là :
A. $14$
B. $13$
C. $25$
D. $26$

Tổng quát dùng công thức này với sóng khác biên độ và lệch pha không đặc biệt nhé :smile:

Cực đại: $\dfrac{{\pi \left( {{d_2} - {d_1}} \right)}}{\lambda } + \dfrac{{{\varphi _1} - {\varphi _2}}}{2} = k\pi $
Cực tiểu: $\dfrac{{\pi \left( {{d_2} - {d_1}} \right)}}{\lambda } + \dfrac{{{\varphi _1} - {\varphi _2}}}{2} = \dfrac{\pi}{2} + k2\pi$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Tổng quát dùng công thức này với sóng khác biên độ và lệch pha không đặc biệt nhé :smile:

Cực đại: $\dfrac{{\pi \left( {{d_2} - {d_1}} \right)}}{\lambda } + \left( {{\varphi _1} - {\varphi _2}} \right) = k2\pi $
Cực tiểu: $\dfrac{{\pi \left( {{d_2} - {d_1}} \right)}}{\lambda } + \left( {{\varphi _1} - {\varphi _2}} \right) = \pi + k2\pi$

:)) Đừng quá phụ thuộc(lạm dụng) vào công thức giải nhanh nhé, bạn thử áp dụng xem ra không =))
 
Tôi thấy cái CT của bạn nó khác với cái hệ quả mà mình đã tổng hợp

Mình chứng minh luôn cho chuẩn.
Tại N bất kỳ trên phương truyền sóng ta có
${u_1} = {A_1}\cos \left( {2\pi ft - \dfrac{{2\pi {d_1}}}{\lambda } + {\varphi _1}} \right)$
${u_2} = {A_2}\cos \left( {2\pi ft - \dfrac{{2\pi {d_2}}}{\lambda } + {\varphi _2}} \right)$
Nên ${u_N} = {u_1} + {u_2}$
$\Delta \varphi = \dfrac{{\pi \left( {{d_2} - {d_1}} \right)}}{\lambda } + \dfrac{{\left( {{\varphi _1} - {\varphi _2}} \right)}}{2}$
Để N là điểm cực đại thì $\cos \Delta \varphi = 1 \Leftrightarrow \Delta \varphi = k\pi $
Để N là điểm cực tiểu thì $\cos \Delta \varphi = 0 \Leftrightarrow \Delta \varphi = \dfrac{\pi }{2} + k\pi $
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Mình chứng minh luôn cho chuẩn.
Tại N bất kỳ trên phương truyền sóng ta có
${u_1} = {A_1}\cos \left( {2\pi ft - \dfrac{{2\pi {d_1}}}{\lambda } + {\varphi _1}} \right)$
${u_2} = {A_2}\cos \left( {2\pi ft - \dfrac{{2\pi {d_2}}}{\lambda } + {\varphi _2}} \right)$
Nên ${u_N} = {u_1} + {u_2}$
$\Delta \varphi = \dfrac{{\pi \left( {{d_2} - {d_1}} \right)}}{\lambda } + \dfrac{{\left( {{\varphi _1} - {\varphi _2}} \right)}}{2}$
Để N là điểm cực đại thì $\cos \Delta \varphi = 1 \Leftrightarrow \Delta \varphi = k\pi $
Để N là điểm cực tiểu thì $\cos \Delta \varphi = 0 \Leftrightarrow \Delta \varphi = \dfrac{\pi }{2} + k\pi $

\dtrac thay cho \dfrac nhé bạn
Hình như là bạn sai rồi thì phải :D​
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
mình sai chỗ nào vậy bạn. Mình thấy \dtrac với \dfrac khác gì nhau đâu.

\dfrac hiển thị đẹp hơn \dfrac
Mình chứng minh luôn cho chuẩn.
Tại N bất kỳ trên phương truyền sóng ta có
${u_1} = {A_1}\cos \left( {2\pi ft - \dfrac{{2\pi {d_1}}}{\lambda } + {\varphi _1}} \right)$
${u_2} = {A_2}\cos \left( {2\pi ft - \dfrac{{2\pi {d_2}}}{\lambda } + {\varphi _2}} \right)$
Nên ${u_N} = {u_1} + {u_2}$
$\Delta \varphi = \dfrac{{\pi \left( {{d_2} - {d_1}} \right)}}{\lambda } + \dfrac{{\left( {{\varphi _1} - {\varphi _2}} \right)}}{2}$
Để N là điểm cực đại thì $\cos \Delta \varphi = 1 \Leftrightarrow \Delta \varphi = k\pi $
Để N là điểm cực tiểu thì $\cos \Delta \varphi = 0 \Leftrightarrow \Delta \varphi = \dfrac{\pi }{2} + k\pi $

Sai chỗ tổng hợp là một
Thứ 2 sai chỗ ĐKCĐ và ĐKCT
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
\dfrac hiển thị đẹp hơn \dfrac


Sai chỗ tổng hợp là một
Thứ 2 sai chỗ ĐKCĐ và ĐKCT


Mình làm 1 lần cuối nè. Không thể sai được nữa. :D
${u_1} = {A_1}\cos \left({2\pi ft - \dfrac{{2\pi {d_1}}}{\lambda } + {\varphi _1}} \right)$
${u_2} = {A_2}\cos \left({2\pi ft - \dfrac{{2\pi {d_2}}}{\lambda } + {\varphi _2}} \right)$
Nên ${u_N} = {u_1} + {u_2}$
$\Delta \varphi = \dfrac{{2\pi \left({{d_2} - {d_1}} \right)}}{\lambda } + \left({{\varphi _1} - {\varphi _2}} \right)$
Để N là điểm cực đại thì 2 sóng đồng pha $\cos \Delta \varphi = k2 \pi $

Để N là điểm cực tiểu thì 2 sóng ngược pha $\cos \Delta \varphi = \pi + k2\pi $
Làm cẩn thận từng bước đó, soát lại 3 lần, chắc không sai chỗ nào.

Cái này chia 2 là ra cái trên.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top