Câu hỏi: Ở ruồi giấm, xét 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, trong đó alen A quy định lông dài trội hoàn toàn so với alen a quy định lông ngắn; alen B quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen b quy định lông trắng. Cho con đực lông dài, màu đen giao phối với con cái lông dài, màu đen (P), thu được F1 có tỉ lệ 9 con lông dài, màu đen : 3 con lông dài, màu trắng : 3 con lông ngắn, màu đen : 1 con lông ngắn, màu trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho con cái ở P lai phân tích, có thể thu được Fa có 12,5% số cá thể lông dài, màu đen.
II. Cho con đực ở P lai phân tích, có thể thu được Fa có 50% số cá thể lông dài, màu đen.
III. Đời F1 có thể có 9 loại kiểu gen.
IV. Ở đời F1, kiểu hình lông dài, màu trắng có thể chỉ có 1 kiểu gen quy định.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
I. Cho con cái ở P lai phân tích, có thể thu được Fa có 12,5% số cá thể lông dài, màu đen.
II. Cho con đực ở P lai phân tích, có thể thu được Fa có 50% số cá thể lông dài, màu đen.
III. Đời F1 có thể có 9 loại kiểu gen.
IV. Ở đời F1, kiểu hình lông dài, màu trắng có thể chỉ có 1 kiểu gen quy định.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Có 4 phát biểu đúng.
Tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1 chứng tỏ 2 cặp gen phân li độc lập hoặc hai cặp gen nằm trên một cặp NST nhưng hoán vị gen chỉ xảy ra ở con cái với tần số 25%.
Nếu hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST và có hoán vị gen ở cái với tần số 25% thì có 3 phát biểu (I, II và IV) đúng. Nếu 2 cặp gen này phân li độc lập thì chỉ có phát biểu III đúng.
Trường hợp 1: Có hoán vị gen ở cái với tần số 25%: ♂ $\dfrac{\text{AB}}{\text{Ab}}$ ×♀ $\dfrac{\text{Ab}}{\text{aB}}$. Vì Cơ thể dị hợp tử đều không có hoán vị nên sẽ sinh ra 0,5ab; cơ thể dị hợp tử chéo có hoán vị nên sẽ sinh ra 0,125 giao tử ab. → Kiểu hình đồng hợp lặn có tỉ lệ = 0,5×0,125 = 0,0625 = 1/16.
Khi đó, cơ thể cái có kiểu gen $\dfrac{\text{Ab}}{\text{aB}}$ lai phân tích, vì có HVG 25% nên sẽ có 0,125 $\dfrac{\text{AB}}{\text{ab}}$.
Khi đó, cơ thể đực có kiểu gen $\dfrac{\text{AB}}{\text{ab}}$ lai phân tích, vì không có HVG nên sẽ có 0,5 $\dfrac{\text{AB}}{\text{ab}}$.
Vì chỉ có hoán vị gen ở giới cái nên kiểu hình A-bb chỉ có 1 kiểu gen là $\dfrac{\text{Ab}}{\text{ab}}$.
Tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1 chứng tỏ 2 cặp gen phân li độc lập hoặc hai cặp gen nằm trên một cặp NST nhưng hoán vị gen chỉ xảy ra ở con cái với tần số 25%.
Nếu hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST và có hoán vị gen ở cái với tần số 25% thì có 3 phát biểu (I, II và IV) đúng. Nếu 2 cặp gen này phân li độc lập thì chỉ có phát biểu III đúng.
Trường hợp 1: Có hoán vị gen ở cái với tần số 25%: ♂ $\dfrac{\text{AB}}{\text{Ab}}$ ×♀ $\dfrac{\text{Ab}}{\text{aB}}$. Vì Cơ thể dị hợp tử đều không có hoán vị nên sẽ sinh ra 0,5ab; cơ thể dị hợp tử chéo có hoán vị nên sẽ sinh ra 0,125 giao tử ab. → Kiểu hình đồng hợp lặn có tỉ lệ = 0,5×0,125 = 0,0625 = 1/16.
Khi đó, cơ thể cái có kiểu gen $\dfrac{\text{Ab}}{\text{aB}}$ lai phân tích, vì có HVG 25% nên sẽ có 0,125 $\dfrac{\text{AB}}{\text{ab}}$.
Khi đó, cơ thể đực có kiểu gen $\dfrac{\text{AB}}{\text{ab}}$ lai phân tích, vì không có HVG nên sẽ có 0,5 $\dfrac{\text{AB}}{\text{ab}}$.
Vì chỉ có hoán vị gen ở giới cái nên kiểu hình A-bb chỉ có 1 kiểu gen là $\dfrac{\text{Ab}}{\text{ab}}$.
Đáp án D.