T

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a...

Câu hỏi: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Phép lai P: ♀ $\dfrac{\underline{AB}}{ab}{{X}^{D}}{{X}^{d}}$ × ♂ $\dfrac{\underline{AB}}{ab}{{X}^{D}}Y$, thu được F1​. Trong tổng số ruồi F1​, ruồi thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm 3,75%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong quá trình phát sinh giao tử cái. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1​ Có 28 loại kiểu gen,
II. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 20 cM.
III. F1​ có 10% số ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt đỏ.
IV. F1​ có 25% số cá thể cái mang kiểu hình trội về hai tính trạng.
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II. → Đáp án D.
Số cá thể cái có kiểu hình A-bbXD​- chiếm tỉ lệ 3,75%.
→ A-bb chiếm tỉ lệ = 3,75% : 0,75 = 5% = 0,05.
→ $\dfrac{\underline{ab}}{ab}$ chiếm tỉ lệ = 0,25 – 0,05 = 0,2 = 0,5×0,4.
→ Giao tử ab = 0,4. → Tần số hoán vị = 1 - 2×0,4 = 0,2. → II đúng.
- Vì ruồi đực không có hoán vị gen. Cho nên số kiểu gen ở đời con = 7×4 = 28. → I đúng.
- Số ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ = 0,2× $\dfrac{1}{4}$ = 0,05 = 5%. → III sai.
- Cá thể cái luôn có tính trạng trội về gen D. Do đó, số cá thể cái mang kiểu hình trội về 2 tính trạng gồm (A-bb + aaB-)XD​X- chiếm tỉ lệ = $(0,05+0,05)\times \dfrac{1}{2}$ = 0,05. → IV sai.
Đáp án D.
 

Quảng cáo

Back
Top