Câu hỏi: Ở loài cây chàm, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Alen B quy định khả năng chịu phèn trội hoàn toàn so với alen b không có khả năng chịu phèn. Cho cây (P) dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Người dân tiến hành trồng toàn bộ cây chàm F1 trên đất phèn để tạo rừng trồng vùng đất chua phèn. Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên sinh ra F2; Các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên sinh ra F3. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong tổng số cây thu được ở F3, số cây thân cao nhiều gấp 3 lần số cây thân thấp.
II. Trong tổng số cây thân cao ở F3, có 1/5 số cây thuần chủng.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao F3 thì xác suất thu được cây thuần chủng là 3/10.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao F3 thì xác suất thu được cây dị hợp 2 cặp gen là 4/15.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
I. Trong tổng số cây thu được ở F3, số cây thân cao nhiều gấp 3 lần số cây thân thấp.
II. Trong tổng số cây thân cao ở F3, có 1/5 số cây thuần chủng.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao F3 thì xác suất thu được cây thuần chủng là 3/10.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao F3 thì xác suất thu được cây dị hợp 2 cặp gen là 4/15.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. → Đáp án C.
Vì bb không chịu phèn nên aa bị chết ở giai đoạn nảy mầm. Do đó, cần chú ý đến cây aa.
P có kiểu gen AaBb, nên hợp tử F1 có tỉ lệ kiểu gen (1AA : 2Aa:1aa)(1BB : 2Bb : 1bb). Vì bb bị chết nên tỉ lệ kiểu gen ở các cây F1 là (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB : 2Bb). Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên thì F2 có tỉ lệ kiểu gen là (1AA : 2Aa : 1aa)(4/9BB : 4/9Bb : 1/9bb). Vì bb bị chết nên tỉ lệ kiểu gen ở các cây F2 là (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB : 1Bb). Các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên thì F3 có tỉ lệ kiểu gen là (1AA : 2Aa : 1aa)(9/16BB : 6/16Bb : 1/16bb). Vì bb bị chết nên tỉ lệ kiểu gen ở các cây F3 là (1AA : 2Aa : 1aa)(3/5BB : 2/5Bb).
I đúng. Vì F3 có tỉ lệ kiểu gen về gen A là 1AA : 2Aa :1aa cho nên số cây thân cao nhiều gấp 3 lần số cây thân thấp.
II đúng. Vì số cây thân cao F3 gồm có (1AA : 2Aa)(3/5BB : 2/5Bb) cho nên trong tổng số cây thân cao ở F3, có số cây đồng hợp tử 2 cặp gen chiếm tỉ lệ = 1/3×3/5 = 1/5.
III sai. Lấy ngẫu nhiên 1 cây cao F3 thì xác suất thu được cây thuần chủng = 1/3×3/5 = 1/5.
IV đúng. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao F3 thì xác suất thu được cây dị hợp 2 cặp gen = 2/3×2/5 = 4/15.
Vì bb không chịu phèn nên aa bị chết ở giai đoạn nảy mầm. Do đó, cần chú ý đến cây aa.
P có kiểu gen AaBb, nên hợp tử F1 có tỉ lệ kiểu gen (1AA : 2Aa:1aa)(1BB : 2Bb : 1bb). Vì bb bị chết nên tỉ lệ kiểu gen ở các cây F1 là (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB : 2Bb). Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên thì F2 có tỉ lệ kiểu gen là (1AA : 2Aa : 1aa)(4/9BB : 4/9Bb : 1/9bb). Vì bb bị chết nên tỉ lệ kiểu gen ở các cây F2 là (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB : 1Bb). Các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên thì F3 có tỉ lệ kiểu gen là (1AA : 2Aa : 1aa)(9/16BB : 6/16Bb : 1/16bb). Vì bb bị chết nên tỉ lệ kiểu gen ở các cây F3 là (1AA : 2Aa : 1aa)(3/5BB : 2/5Bb).
I đúng. Vì F3 có tỉ lệ kiểu gen về gen A là 1AA : 2Aa :1aa cho nên số cây thân cao nhiều gấp 3 lần số cây thân thấp.
II đúng. Vì số cây thân cao F3 gồm có (1AA : 2Aa)(3/5BB : 2/5Bb) cho nên trong tổng số cây thân cao ở F3, có số cây đồng hợp tử 2 cặp gen chiếm tỉ lệ = 1/3×3/5 = 1/5.
III sai. Lấy ngẫu nhiên 1 cây cao F3 thì xác suất thu được cây thuần chủng = 1/3×3/5 = 1/5.
IV đúng. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao F3 thì xác suất thu được cây dị hợp 2 cặp gen = 2/3×2/5 = 4/15.
Đáp án C.