Câu hỏi: Nung m gam Al trong 6,72 lít O2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hoà tan hết vào dung dịch HCl thấy bay ra 6,72 lít H2 (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của m là
A. 8,1.
B. 16,2.
C. 18,4.
D. 24,3.
A. 8,1.
B. 16,2.
C. 18,4.
D. 24,3.
Phương pháp giải:
Chất rắn thu được sau phản ứng chứa Al dư phản ứng với dung dịch HCl tạo khí H2.
Dựa vào phương trình hóa học của 2 phản ứng (Al + O2 và Al + HCl) ⟹ nAl ⟹ m.
Giải chi tiết:
nO2 = nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)
PTHH: 4Al + 3O2 $\xrightarrow{t{}^\circ }$ 2Al2O3
Theo PTHH ⟹ nAl(pứ) = 4nO2/3 = 0,4 (mol).
Chất rắn thu được sau phản ứng gồm Al (dư) và Al2O3.
PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ↑
Theo PTHH ⟹ nAl = 2nH2/3 = 2.0,3/3 = 0,2 (mol).
⟹ ΣnAl = 0,4 + 0,2 = 0,6 (mol) ⟹ m = 0,6.27 = 16,2 gam.
Chất rắn thu được sau phản ứng chứa Al dư phản ứng với dung dịch HCl tạo khí H2.
Dựa vào phương trình hóa học của 2 phản ứng (Al + O2 và Al + HCl) ⟹ nAl ⟹ m.
Giải chi tiết:
nO2 = nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)
PTHH: 4Al + 3O2 $\xrightarrow{t{}^\circ }$ 2Al2O3
Theo PTHH ⟹ nAl(pứ) = 4nO2/3 = 0,4 (mol).
Chất rắn thu được sau phản ứng gồm Al (dư) và Al2O3.
PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ↑
Theo PTHH ⟹ nAl = 2nH2/3 = 2.0,3/3 = 0,2 (mol).
⟹ ΣnAl = 0,4 + 0,2 = 0,6 (mol) ⟹ m = 0,6.27 = 16,2 gam.
Đáp án B.