Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.
T

Một quần thể thực vật, xét 1 gen có 2 alen, alen trội là trội hoàn...

Câu hỏi: Một quần thể thực vật, xét 1 gen có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Số lượng cá thể của mỗi kiểu gen ở các thế hệ được thể hiện ở bảng sau:

Giả sử sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ bị tác động của nhiều nhất 1 nhân tố tiến hóa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể này thuộc loại giao phối ngẫu nhiên.
II. Sự thay đổi cấu trúc di truyền ở F2​ có thể do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
III. Có thể hướng chọn lọc thay đổi đã làm cho tất cả các cá thể mang kiểu hình lặn ở F3​ không còn khả năng sinh sản.
IV. Nếu F4​ vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên như F3​ thì ở F5​ có 6,25% cá thể mang kiểu hình lặn.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Cả 4 phát biểu đúng.
Chúng ta phải chuyển số lượng cá thể về tỉ lệ kiểu gen

- Chúng ta thấy rằng, chỉ có trường hợp chuyển từ F1 ​sang F2 ​thì mới làm mất cân bằng di truyền (do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên); Còn các thế hệ F1​, F3​ và F4​ thì quần thể đều cân bằng di truyền. → Đây là quần thể giao phối ngẫu nhiên. → I đúng.
- F1​ có tần số A = 0,8; Sang F2​ có tần số = 0,5. → Tần số alen bị thay đổi đột ngột. → Có thể đang chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. → II đúng.
Ở F3​, tần số A = 0,5. Sang F4 ​có tần số A = 2/9. Điều này chứng tỏ tần số A tăng và tần số a giảm. Mặt khác, tỉ lệ kiểu gen ở F4​ vẫn đạt cân bằng di truyền, điều này chứng tỏ chọn lọc chỉ tác động vào khả năng sinh sản chứ không tác động vào sức sống của các kiểu gen. → Có thể đã xảy ra hiện tượng cá thể aa ở F3​ không có khả năng sinh sản. → III đúng.
Nếu aa vẫn không có khả năng sinh sản thì tỉ lệ kiểu gen ở các cá thể sinh sản ở F4​ là 4/9AA : 4/9Aa = 1/2AA : 1/2Aa. → Tần số a = 1/4. → F5​ có aa = 1/16. → F5​ có kiểu hình lặn (aa) chiếm tỉ lệ 6,25%.
Đáp án D.