T

Một quần thể ngẫu phối, xét 1 gen nằm trên NST thường có 3 alen là...

Câu hỏi: Một quần thể ngẫu phối, xét 1 gen nằm trên NST thường có 3 alen là A1​, A2​, A3​, trong đó A1​ quy định thân cao trội hoàn toàn so với 2 alen còn lại đều quy định thân thấp. Quần thể đang cân bằng di truyền và thế hệ xuất phát có tần số tần số kiểu gen A1​A1​ = A2​A2 ​= 1/9. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình 5 cao : 4 thấp.
II. Quần thể có 3 kiểu gen quy định kiểu hình thân thấp.
III. Lấy ngẫu nhiên 1 cây, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.
IV. Nếu các cá thể thuần chủng không có khả năng sinh sản thì cấu trúc di truyền của quần thể F1​ vẫn không thay đổi so với P.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Có 4 phát biểu đúng.
Vì A1​A1 ​= A2A2​ = 1/9 cho nên suy ra A1​ = A2 ​= 1/3. Từ đó suy ra A3​ = 1/3.
Như vậy, các alen có tần số bằng nhau.
Khi tần số các alen bằng nhau thì đồng hợp = bình phương các tần số = (1/3)2​ + (1/3)2​ + (1/3)2​ = 1/3.
→ Kiểu hình thân cao (A1​-) có tỉ lệ = 1 – (2/3)2​ = 5/9. → Tỉ lệ kiểu hình là 5 cao : 4 thấp. → I đúng.
Vì kiểu hình thân thấp có 2 alen quy định là A2​ và A3​ cho nên có 3 kiểu gen quy định thân thấp. → II đúng.
III đúng. Vì các tần số alen bằng nhau cho nên kiểu gen thuàn chủng chiếm tỉ lệ = 1/9 + 1/9 + 1/9 = 1/3.
IV đúng. Vì ở quần thể này, tần số các alen bằng nhau nên khi loại bỏ các kiểu gen đồng hợp thì không làm thay đổi tần số alen. Do đó, quá trình ngẫu phối thì sẽ thiết lập lại trạng thái cân bằng giống như lúc ban đầu.
Đáp án D.
 

Quảng cáo

Back
Top