T

Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe Y-âng và phát ra đồng...

Câu hỏi: Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe Y-âng và phát ra đồng thời hai bức xạ đơn sắc có khoảng vân giao thoa ${{i}_{1}}=0,3\text{ cm}$ và ${{i}_{2}}$ chưa biết. Trên màn quan sát và trong một khoảng rộng $L=2,4\text{ cm}$ trên màn đếm được 17 vân sáng trong đó có 3 vạch là kết quả trùng nhau của hai hệ vân. Biết hai trong ba vạch trùng nhau nằm ngoài cùng của khoảng L. Khoảng vân ${{i}_{2}}$ là:
A. 0,36 cm.
B. 0,24 cm.
C. 0,48 cm.
D. 0,6 cm.
+ Do hai vạch trùng nhau khi quan sát ta thấy một vạch nên khi đếm 3 vạch trùng nhau ta đã đếm thiếu 3 vạch. Vậy tổng số vạch sáng của cả hai hệ vân:
$N={{N}_{1}}+{{N}_{2}}=17+3=20$ vạch.
+ Biết hai trong ba vạch trùng nhau nằm ngoài cùng của khoảng L Hai hệ vân đều có vân ngoài cùng là vân sáng. Khi đó:
Số khoảng vân = số vân sáng – 1.
+ Số khoảng vân của hệ vân ${{i}_{1}}=8$ (khoảng vân)
Số vân sáng của hệ vân ${{i}_{1}}$ : ${{N}_{1}}=8+1=9$ (vân)
+ Số vân sáng của ${{i}_{2}}$ : ${{N}_{2}}=N-{{N}_{1}}=20-9=11$ vân
Số khoảng vân của hệ vân ${{i}_{2}}$ : $11-1=10$ (khoảng vân)
Khoảng vân ${{i}_{2}}$ là: $L=10{{i}_{2}}\Rightarrow {{i}_{2}}=\dfrac{L}{10}=\dfrac{2,4}{10}=0,24\left( \text{cm} \right)$.
Đáp án B.
 

Quảng cáo

Back
Top