Câu hỏi: Một loài thực vật, xét 2 tính trạng do 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST quy định, trong đó mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây P có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1 có 3 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 2 : 1. Theo lí thuyết, nếu không có đột biến xảy ra, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở P, có ít nhất một cơ thể mang kiểu gen dị hợp 2 cặp gen.
II. Ở F1, các cây thuần chủng mang kiểu hình một tính trạng trội chiếm tối đa 25%.
III. Ở F1, những cây mang kiểu hình một tính trạng trội có tối đa 4 kiểu gen.
IV. Chọn một cây P tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ 2 tính trạng trội luôn lớn hơn hoặc bằng 50%.
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
I. Ở P, có ít nhất một cơ thể mang kiểu gen dị hợp 2 cặp gen.
II. Ở F1, các cây thuần chủng mang kiểu hình một tính trạng trội chiếm tối đa 25%.
III. Ở F1, những cây mang kiểu hình một tính trạng trội có tối đa 4 kiểu gen.
IV. Chọn một cây P tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ 2 tính trạng trội luôn lớn hơn hoặc bằng 50%.
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.
Gọi 2 cặp gen đang xét là Aa và Bb.
Khi P khác nhau mà đời con có tỉ lệ 1 : 2 : 1, thì sẽ có ít nhất 1 cây mang kiểu gen Ab/aB, kiểu hình vắng mặt chỉ có thể là 2 tính trạng lặn ab/ab.
+ Các trường hợp có thể có của P:
$\dfrac{AB}{ab}$ (không hoán vị hoặc hoán vị với tần số bất kì) $\times \dfrac{Ab}{aB}$ (không hoán vị)(1)
$\dfrac{Ab}{ab}$ (hoặc $\dfrac{aB}{ab}$ ) $\times \dfrac{Ab}{aB}$ (không hoán vị)(2)
I đúng, vì cả 2 trường hợp đều cần ít nhất 1 cây có kiểu gen $\dfrac{Ab}{aB}$.
II đúng, với cụm phép lai (1) thì tỉ lệ 1 tính trạng trội thuần chủng chiếm tối đa nếu $\dfrac{AB}{ab}$ hoán vị với tần số 50%, lúc này tỉ lệ $\dfrac{Ab}{Ab}+\dfrac{aB}{aB}=0,25\times 0,5\times 2=0,25=25\%$.
Với cụm phép lai (2) thì tỉ lệ 1 tính trạng trội thuần chủng ( $\dfrac{Ab}{Ab}$ hoặc $\dfrac{aB}{aB}$ ) chiếm $0,5\times 0,5=0,25=25\%$.
III đúng, với cụm phép lai (1) thì các cây mang kiểu hình mang một tính trạng trội có tối đa 4 kiểu gen, với cụm phép lai (2) thì có tối đa 3 kiểu gen.
IV sai, nếu chọn phải cây mang kiểu gen $\dfrac{Ab}{ab}$ (hoặc $\dfrac{aB}{ab}$ ) tự thụ phấn thì đời con có A-B- chiếm 0%.
Gọi 2 cặp gen đang xét là Aa và Bb.
Khi P khác nhau mà đời con có tỉ lệ 1 : 2 : 1, thì sẽ có ít nhất 1 cây mang kiểu gen Ab/aB, kiểu hình vắng mặt chỉ có thể là 2 tính trạng lặn ab/ab.
+ Các trường hợp có thể có của P:
$\dfrac{AB}{ab}$ (không hoán vị hoặc hoán vị với tần số bất kì) $\times \dfrac{Ab}{aB}$ (không hoán vị)(1)
$\dfrac{Ab}{ab}$ (hoặc $\dfrac{aB}{ab}$ ) $\times \dfrac{Ab}{aB}$ (không hoán vị)(2)
I đúng, vì cả 2 trường hợp đều cần ít nhất 1 cây có kiểu gen $\dfrac{Ab}{aB}$.
II đúng, với cụm phép lai (1) thì tỉ lệ 1 tính trạng trội thuần chủng chiếm tối đa nếu $\dfrac{AB}{ab}$ hoán vị với tần số 50%, lúc này tỉ lệ $\dfrac{Ab}{Ab}+\dfrac{aB}{aB}=0,25\times 0,5\times 2=0,25=25\%$.
Với cụm phép lai (2) thì tỉ lệ 1 tính trạng trội thuần chủng ( $\dfrac{Ab}{Ab}$ hoặc $\dfrac{aB}{aB}$ ) chiếm $0,5\times 0,5=0,25=25\%$.
III đúng, với cụm phép lai (1) thì các cây mang kiểu hình mang một tính trạng trội có tối đa 4 kiểu gen, với cụm phép lai (2) thì có tối đa 3 kiểu gen.
IV sai, nếu chọn phải cây mang kiểu gen $\dfrac{Ab}{ab}$ (hoặc $\dfrac{aB}{ab}$ ) tự thụ phấn thì đời con có A-B- chiếm 0%.
Đáp án A.