Câu hỏi: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân ly độc lập là Aa và Bb. Tại một vườn ươm, người ta tạo ra các hạt F1 bằng phép lai 2 dòng thuần chủng AABB lai với aabb. Xử lý hạt F1 bằng dung dịch colchicine, người ta thấy rằng hiệu quả tứ bội hóa là 30%. Đem các hạt F1 trồng thành các cây F1 rồi ngẫu phối với nhau, thu được 10000 hạt F2. Cho rằng không xảy ra thêm đột biến, các cây tứ bội chỉ tạo được giao tử lưỡng bội có sức sống. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Chọn ngẫu nhiên 2 cây F1, xác suất thu được 1 cây tứ bội và 1 cây lưỡng bội là 21%.
II. Trong các hạt F2, có 42% hạt mang kiểu gen tam bội.
III. Trong các hạt F2, các hạt mang kiểu gen có 1 alen trội chiếm tỉ lệ 199/1440.
IV. Đem các hạt F2 đem trồng, thu được 1225 cây lưỡng bội thuần chủng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
I. Chọn ngẫu nhiên 2 cây F1, xác suất thu được 1 cây tứ bội và 1 cây lưỡng bội là 21%.
II. Trong các hạt F2, có 42% hạt mang kiểu gen tam bội.
III. Trong các hạt F2, các hạt mang kiểu gen có 1 alen trội chiếm tỉ lệ 199/1440.
IV. Đem các hạt F2 đem trồng, thu được 1225 cây lưỡng bội thuần chủng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Có 3 phát biểu đúng là II, III và IV.
- I sai, vì F1 có 0,9AaBb và 0,1AAaaBBbb, nên xác suất thu được 2 cây, trong đó có 1 cây tứ bội và 1 cây lưỡng bội là C12 x 0,7 x 0,3 = 0,42 = 42%.
- II đúng, vì cây tam bội tạo được từ phép lai cây tứ bội và cây lưỡng bội, chúng có tỉ lệ lý thuyết là 2 x 0,7 x 0,3 = 0,42 = 42%.
- III đúng, vì 0,7AaBb cho giao tử gồm 0,7 x (0,25AB + 0,25Ab + 0,25aB + 0,25ab)
AAaaBBbb cho giao tử gồm : 0,3 x (1/6AA + 4/6Aa + 1/6aa) x (1/6BB + 4/6Bb + 1/6bb)
Trong đó:
AABB = aabb = AAbb = aaBB = 1/36
AABb = AaBB = Aabb = aaBb = 4/36
AaBb = 16/36
→ Tỉ lệ hạt F2 có 1 alen trội gồm:
• 2n: Aabb + aaBb = 0,72 x 0,252 x 4 = 49/400
• 4n: Aaaabbbb + aaaaBbbb = 0,32 x 2 x (2 x 1/36 x 4/36) = 1/900
• 3n: Aaabbb + aaaBbb = 0,7 x 0,3 x 2 x (0,25 x 1/36 + 0,25 x 4/36) = 7/480.
Tổng tỉ lệ = 199/1440.
- IV đúng, tỉ lệ các cây lưỡng bội thuần chủng = AABB + aabb + AAbb + aaBB = 49/400.
→ Số cây lưỡng bội thuần chủng = 49/400 x 10000 = 1225 cây.
- I sai, vì F1 có 0,9AaBb và 0,1AAaaBBbb, nên xác suất thu được 2 cây, trong đó có 1 cây tứ bội và 1 cây lưỡng bội là C12 x 0,7 x 0,3 = 0,42 = 42%.
- II đúng, vì cây tam bội tạo được từ phép lai cây tứ bội và cây lưỡng bội, chúng có tỉ lệ lý thuyết là 2 x 0,7 x 0,3 = 0,42 = 42%.
- III đúng, vì 0,7AaBb cho giao tử gồm 0,7 x (0,25AB + 0,25Ab + 0,25aB + 0,25ab)
AAaaBBbb cho giao tử gồm : 0,3 x (1/6AA + 4/6Aa + 1/6aa) x (1/6BB + 4/6Bb + 1/6bb)
Trong đó:
AABB = aabb = AAbb = aaBB = 1/36
AABb = AaBB = Aabb = aaBb = 4/36
AaBb = 16/36
→ Tỉ lệ hạt F2 có 1 alen trội gồm:
• 2n: Aabb + aaBb = 0,72 x 0,252 x 4 = 49/400
• 4n: Aaaabbbb + aaaaBbbb = 0,32 x 2 x (2 x 1/36 x 4/36) = 1/900
• 3n: Aaabbb + aaaBbb = 0,7 x 0,3 x 2 x (0,25 x 1/36 + 0,25 x 4/36) = 7/480.
Tổng tỉ lệ = 199/1440.
- IV đúng, tỉ lệ các cây lưỡng bội thuần chủng = AABB + aabb + AAbb + aaBB = 49/400.
→ Số cây lưỡng bội thuần chủng = 49/400 x 10000 = 1225 cây.
Đáp án C.