Câu hỏi: Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng (P), thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó có 9% số cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng. Biết không xảy ra đột biến nhưng có hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F2 có 24% số cây mang 3 alen trội.
II. Ở F2 có 34% số cây mang 2 alen trội.
III. Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/4.
IV. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 9/59.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
I. Ở F2 có 24% số cây mang 3 alen trội.
II. Ở F2 có 34% số cây mang 2 alen trội.
III. Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/4.
IV. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 9/59.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án A.
Vì P thuần chủng và có kiểu hình trội × kiểu hình lặn nên F1 có kiểu gen $\dfrac{\underline{AB}}{ab}$
- Ở F2, cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ 9% → $\dfrac{\underline{AB}}{AB}$ = 0,09.
→ 0,09 $\dfrac{\underline{ab}}{ab}$ = 0,3ab × 0,3ab. → Giao tử AB = ab = 0,3; Giao tử Ab = aB = 0,2.
I đúng. Ở F2 có số cây mang 3 alen trội chiếm tỉ lệ = 4×0,3×0,2 = 0,24 = 24%.
II đúng. Ở F2 có số cây mang 2 alen trội chiếm tỉ lệ = 2×0,09 + 4×0,04 = 0,34 = 34%.
Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F2 sẽ được cây thuần chủng với xác suất
= $\dfrac{0,04}{0,25-0,09}=\dfrac{0,04}{0,16}=\dfrac{1}{4}$
→ (III) đúng.
- Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2 sẽ thu được cây thuần chủng với xác suất = $\dfrac{0,09}{0,5+0,09}$ = $\dfrac{0,09}{0,59}=\dfrac{9}{59}$. → (IV) đúng.
Vì P thuần chủng và có kiểu hình trội × kiểu hình lặn nên F1 có kiểu gen $\dfrac{\underline{AB}}{ab}$
- Ở F2, cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ 9% → $\dfrac{\underline{AB}}{AB}$ = 0,09.
→ 0,09 $\dfrac{\underline{ab}}{ab}$ = 0,3ab × 0,3ab. → Giao tử AB = ab = 0,3; Giao tử Ab = aB = 0,2.
I đúng. Ở F2 có số cây mang 3 alen trội chiếm tỉ lệ = 4×0,3×0,2 = 0,24 = 24%.
II đúng. Ở F2 có số cây mang 2 alen trội chiếm tỉ lệ = 2×0,09 + 4×0,04 = 0,34 = 34%.
Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F2 sẽ được cây thuần chủng với xác suất
= $\dfrac{0,04}{0,25-0,09}=\dfrac{0,04}{0,16}=\dfrac{1}{4}$
→ (III) đúng.
- Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2 sẽ thu được cây thuần chủng với xác suất = $\dfrac{0,09}{0,5+0,09}$ = $\dfrac{0,09}{0,59}=\dfrac{9}{59}$. → (IV) đúng.
Đáp án A.