Câu hỏi: Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả giới đực và giới cái với tần số bằng nhau. Cho cây A giao phấn với cây X và cây Y, thu được kết quả như sau:
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây A có kiểu gen $\dfrac{\underline{AB}}{ab}$.
II. Nếu cho cây X lai phân tích thì sẽ thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1.
III. Nếu cho cây A lai phân tích thì sẽ thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 4 : 4 : 1 : 1.
IV. Nếu cho cây Y tự thụ phấn thì sẽ thu được đời con có 75% số cây thân thấp, hoa đỏ.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Phép lai | Tỉ lệ kiểu hình ở F1 |
Lai cây A với cây X | 9 cây cao, hoa đỏ : 6 cây cao, hoa trắng : 1 cây thấp, hoa đỏ : 4 cây thấp, hoa trắng. |
Lai cây A với cây Y | 9 cây cao, hoa đỏ : 1 cây cao, hoa trắng : 6 cây thấp, hoa đỏ : 4 cây thấp, hoa trắng. |
I. Cây A có kiểu gen $\dfrac{\underline{AB}}{ab}$.
II. Nếu cho cây X lai phân tích thì sẽ thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1.
III. Nếu cho cây A lai phân tích thì sẽ thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 4 : 4 : 1 : 1.
IV. Nếu cho cây Y tự thụ phấn thì sẽ thu được đời con có 75% số cây thân thấp, hoa đỏ.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Cả 4 phát biểu đúng.
- Ở phép lai với cây X, ta có: Cao : thấp = 15 : 5 = 3:1 → Aa×Aa;
Đỏ : trắng = 10:10 = 1:1 → Bb×bb.
→ Một cây dị hợp 2 cặp gen, cây còn lại dị hợp 1 cặp gen.
Tỉ lệ 9:6:4:1 ≠ tỉ lệ (3:1)(1:1) nên đây là tỉ lệ của hiện tượng hoán vị gen.
Ở F1, cây thấp, hoa trắng ( $\dfrac{\underline{ab}}{ab}$ ) chiếm tỉ lệ = $\dfrac{4}{9+6+1+4}$ = 0,2 = 0,4ab × 0,5ab.
→ 0,4ab là giao tử liên kết, tần số hoán vị = 1 - 2×0,4 = 0,2.
→ Kiểu gen của P là: $\dfrac{\underline{AB}}{ab}\times \dfrac{\underline{Ab}}{ab}$.
- Ở phép lai với cây Y, ta có: Cao : thấp = 10 : 10 = 1:1 → Aa×aa; Đỏ : trắng = 15:5 = 3:1 → Bb×Bb.
→ Một cây dị hợp 2 cặp gen, cây còn lại dị hợp 1 cặp gen. Vì cây A đem lai với cây X và cây Y nên cây dị hợp 2 cặp gen ở 2 phép lai phải là cây A. → Kiểu gen của cây A là $\dfrac{\underline{AB}}{ab}$. → I đúng.
- Cây X có kiểu gen $\dfrac{\underline{Ab}}{ab}$ cho nên khi lai phân tích thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ 1:1. → II đúng.
- Cây A có kiểu gen $\dfrac{\underline{AB}}{ab}$ và có tần số hoán vị gen 20% cho nên khi lai phân tích thì sẽ thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 4 : 4 : 1 : 1. → III đúng.
- Cây Y có kiểu gen $\dfrac{\underline{aB}}{ab}$ nên khi tự thụ phấn thì có sơ đồ lai: $\dfrac{\underline{aB}}{ab}\times \dfrac{\underline{aB}}{ab}$. → Sẽ thu được đời con có tỉ lệ 3:1, trong đó cây thấp, hoa đỏ chiếm 75%. → IV đúng.
- Ở phép lai với cây X, ta có: Cao : thấp = 15 : 5 = 3:1 → Aa×Aa;
Đỏ : trắng = 10:10 = 1:1 → Bb×bb.
→ Một cây dị hợp 2 cặp gen, cây còn lại dị hợp 1 cặp gen.
Tỉ lệ 9:6:4:1 ≠ tỉ lệ (3:1)(1:1) nên đây là tỉ lệ của hiện tượng hoán vị gen.
Ở F1, cây thấp, hoa trắng ( $\dfrac{\underline{ab}}{ab}$ ) chiếm tỉ lệ = $\dfrac{4}{9+6+1+4}$ = 0,2 = 0,4ab × 0,5ab.
→ 0,4ab là giao tử liên kết, tần số hoán vị = 1 - 2×0,4 = 0,2.
→ Kiểu gen của P là: $\dfrac{\underline{AB}}{ab}\times \dfrac{\underline{Ab}}{ab}$.
- Ở phép lai với cây Y, ta có: Cao : thấp = 10 : 10 = 1:1 → Aa×aa; Đỏ : trắng = 15:5 = 3:1 → Bb×Bb.
→ Một cây dị hợp 2 cặp gen, cây còn lại dị hợp 1 cặp gen. Vì cây A đem lai với cây X và cây Y nên cây dị hợp 2 cặp gen ở 2 phép lai phải là cây A. → Kiểu gen của cây A là $\dfrac{\underline{AB}}{ab}$. → I đúng.
- Cây X có kiểu gen $\dfrac{\underline{Ab}}{ab}$ cho nên khi lai phân tích thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ 1:1. → II đúng.
- Cây A có kiểu gen $\dfrac{\underline{AB}}{ab}$ và có tần số hoán vị gen 20% cho nên khi lai phân tích thì sẽ thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 4 : 4 : 1 : 1. → III đúng.
- Cây Y có kiểu gen $\dfrac{\underline{aB}}{ab}$ nên khi tự thụ phấn thì có sơ đồ lai: $\dfrac{\underline{aB}}{ab}\times \dfrac{\underline{aB}}{ab}$. → Sẽ thu được đời con có tỉ lệ 3:1, trong đó cây thấp, hoa đỏ chiếm 75%. → IV đúng.
Đáp án C.