Câu hỏi: Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toan so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả ngọt hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được ${{F}_{1}}$ gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 54% số cây thân cao, quả ngọt. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình giảm phân ở cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%
B. ${{F}_{1}}$ có tối đa 8 loại kiểu gen.
C. Ở ${{F}_{1}}$, cây thân thấp, quả ngọt chiếm 18,75%.
D. Trong số các cây thân cao, quả chua ở ${{F}_{1}}$, có 4/7 số cây có kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen.
A. Quá trình giảm phân ở cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%
B. ${{F}_{1}}$ có tối đa 8 loại kiểu gen.
C. Ở ${{F}_{1}}$, cây thân thấp, quả ngọt chiếm 18,75%.
D. Trong số các cây thân cao, quả chua ở ${{F}_{1}}$, có 4/7 số cây có kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen.
Cây trội, trội tự thụ được 54% trội, trội $\ne 56,25\%$ của phân li độc lập $\to $ quy luật hóa vị gen.
$\left[ A-B- \right]=54\%\to \dfrac{ab}{ab}=4\%\to \underline{ab}=20\%<25\%$ nên $\underline{ab}$ là giao tử hoán vị. Kiểu gen (P) là $\dfrac{Ab}{aB}\to {{f}_{hv}}=40\%$
A. Đúng
B. Sai, vì có 10 kiểu gen tạo ra.
C. Sai, tỉ lệ $\left[ aaB- \right]=21\%$
D. Sai, trong số 21% thân cao quả chua $\left[ A-bb \right]$ thì đồng hợp tử về 2 cặp gen là $\dfrac{Ab}{Ab}=0,3\times 0,3=9\%.$ Tỉ lệ sẽ là $9:21=3:7$
$\left[ A-B- \right]=54\%\to \dfrac{ab}{ab}=4\%\to \underline{ab}=20\%<25\%$ nên $\underline{ab}$ là giao tử hoán vị. Kiểu gen (P) là $\dfrac{Ab}{aB}\to {{f}_{hv}}=40\%$
A. Đúng
B. Sai, vì có 10 kiểu gen tạo ra.
C. Sai, tỉ lệ $\left[ aaB- \right]=21\%$
D. Sai, trong số 21% thân cao quả chua $\left[ A-bb \right]$ thì đồng hợp tử về 2 cặp gen là $\dfrac{Ab}{Ab}=0,3\times 0,3=9\%.$ Tỉ lệ sẽ là $9:21=3:7$
Đáp án A.