Câu hỏi: Một loài động vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai P: ♀ $\dfrac{\underline{AB}}{ab}Dd\times $ ♂ $\dfrac{\underline{AB}}{ab}Dd$, thu được F1 có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 2,25%. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có loại cá thể mang 1 alen trội chiếm tỉ lệ 42%.
II. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có 3 tính trạng trội ở F1, xác suất thu được cá thể có 3 alen trội là 52/177.
III. F1 có kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm 14,75%.
IV. Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, loại cá thể dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ 20/59.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
I. F1 có loại cá thể mang 1 alen trội chiếm tỉ lệ 42%.
II. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có 3 tính trạng trội ở F1, xác suất thu được cá thể có 3 alen trội là 52/177.
III. F1 có kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm 14,75%.
IV. Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, loại cá thể dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ 20/59.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Có 4 phát biểu đúng. → Đáp án B.
Vì F1 có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 2,25%. → Kiểu gen $\dfrac{\underline{ab}}{ab}$ có tỉ lệ = 2,25% : 1/4 = 9% = 0,09.
→ Giao tử ab có tỉ lệ = $\sqrt{0,09}$ = 0,3.
I đúng. Vì cá thể mang 1 alen trội ( $\dfrac{\underline{Ab}}{ab}dd+\dfrac{\underline{aB}}{ab}dd+\dfrac{\underline{ab}}{ab}Dd$ ) có tỉ lệ = 4 × 0,3×0,2 + 0,09 × 2 = 0,42 = 42%.
II đúng. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có 3 tính trạng trội ở F1, xác suất thu được cá thể có 3 alen trội là = $\dfrac{\dfrac{AB}{ab}Dd+\dfrac{Ab}{aB}Dd}{A-B-D-}$ = $\dfrac{\dfrac{1}{2}\times (0,18+0,08)}{0,59\times 0,75}$ = 52/177.
III đúng.
Vì kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn có tỉ lệ = (0,5 + 0,09) × 1/4 = 14,75%.
IV đúng. Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, loại cá thể dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ = $\dfrac{\dfrac{AB}{AB}Dd+\dfrac{AB}{aB}DD+\dfrac{AB}{Ab}DD}{A-B-D-}$ = $\dfrac{2\times 0,09\times \dfrac{1}{2}+2\times 0,3\times 0,2\times \dfrac{1}{4}+2\times 0,3\times 0,2\times \dfrac{1}{4}}{0,59\times 0,75}$ = 20/59.
Vì F1 có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 2,25%. → Kiểu gen $\dfrac{\underline{ab}}{ab}$ có tỉ lệ = 2,25% : 1/4 = 9% = 0,09.
→ Giao tử ab có tỉ lệ = $\sqrt{0,09}$ = 0,3.
I đúng. Vì cá thể mang 1 alen trội ( $\dfrac{\underline{Ab}}{ab}dd+\dfrac{\underline{aB}}{ab}dd+\dfrac{\underline{ab}}{ab}Dd$ ) có tỉ lệ = 4 × 0,3×0,2 + 0,09 × 2 = 0,42 = 42%.
II đúng. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể có 3 tính trạng trội ở F1, xác suất thu được cá thể có 3 alen trội là = $\dfrac{\dfrac{AB}{ab}Dd+\dfrac{Ab}{aB}Dd}{A-B-D-}$ = $\dfrac{\dfrac{1}{2}\times (0,18+0,08)}{0,59\times 0,75}$ = 52/177.
III đúng.
Vì kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn có tỉ lệ = (0,5 + 0,09) × 1/4 = 14,75%.
IV đúng. Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, loại cá thể dị hợp 1 cặp gen chiếm tỉ lệ = $\dfrac{\dfrac{AB}{AB}Dd+\dfrac{AB}{aB}DD+\dfrac{AB}{Ab}DD}{A-B-D-}$ = $\dfrac{2\times 0,09\times \dfrac{1}{2}+2\times 0,3\times 0,2\times \dfrac{1}{4}+2\times 0,3\times 0,2\times \dfrac{1}{4}}{0,59\times 0,75}$ = 20/59.
Đáp án B.