T

Một loài chim, cho con đực lông đen giao phối với con cái lông đen...

Câu hỏi: Một loài chim, cho con đực lông đen giao phối với con cái lông đen (P), thu được F1​ có tỉ lệ kiểu hình: 6 con đực lông đen : 3 con cái lông đen : 2 con đực lông nâu : 5 con cái lông nâu. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tính trạng màu sắc lông tương tác bổ sung, cả 2 cặp gen đều nằm trên nhiễm sắc thể thường.
B. Phép lai ở thế hệ P là AaXB​Y × AaXB​Xb​.
C. Trong các cơ thể lông đen ở F1​ , cá thể đực chiếm tỉ lệ là $\dfrac{1}{3}$.
D. Trong các cơ thể lông nâu ở F1​, tỉ lệ cá thể đực là $\dfrac{5}{7}$.
A sai. F1​ có tỉ lệ kiểu hình là: lông đen : lông nâu = (6+3) : (2+5) = 9 : 7 → Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Ở F1​, tỉ lệ kiểu hình ở giới đực khác với ở giới cái. → Tính trạng liên kết giới tính.
B đúng. Tính trạng vừa tương tác bổ sung vừa liên kết giới tính nên kiểu gen P là AaXB​Y × AaXB​Xb​.
C sai. Vận dụng công thức, ta có trong số các cá thể lông đen ở F1​, cá thể XY chiếm tỉ lệ = $\dfrac{1}{3}$ đây là tỉ lệ của giới cái.
D sai. Vì vận dụng công thức giải nhanh ta thấy tỉ lệ này là tỉ lệ của giới cái.
Đáp án B.
 

Quảng cáo

Back
Top