Câu hỏi: Một cốc nước có chứa các ion: K+ (0,01 mol), Na+ (0,01 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- (0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42- (0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc
A. có tính cứng vĩnh cửu.
B. có tính cứng tạm thời.
C. có tính cứng toàn phần.
D. là nước mềm.
A. có tính cứng vĩnh cửu.
B. có tính cứng tạm thời.
C. có tính cứng toàn phần.
D. là nước mềm.
Phương pháp giải:
Khi đun nóng cốc nước thì: 2HCO3- $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ CO32- + CO2 + H2O
Trong dung dịch sau phản ứng ta so sánh: nCa2+, Mg2+ và nCO32-
⟹ Tính cứng của nước còn lại trong cốc.
Giải chi tiết:
Khi đun nóng cốc nước ta có:
2HCO3- $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ CO32- + CO2 + H2O
Theo PTHH ⟹ nCO32- = nHCO3-/2 = 0,05 (mol).
Nhận thấy nMg2+ + nCa2+ = 0,02 + 0,04 = 0,06 > 0,05 = nCO32-.
⟹ Dung dịch trong cốc sau đun chứa Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42- nên nước còn lại trong cốc là nước cứng vĩnh cửu.
Khi đun nóng cốc nước thì: 2HCO3- $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ CO32- + CO2 + H2O
Trong dung dịch sau phản ứng ta so sánh: nCa2+, Mg2+ và nCO32-
⟹ Tính cứng của nước còn lại trong cốc.
Giải chi tiết:
Khi đun nóng cốc nước ta có:
2HCO3- $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ CO32- + CO2 + H2O
Theo PTHH ⟹ nCO32- = nHCO3-/2 = 0,05 (mol).
Nhận thấy nMg2+ + nCa2+ = 0,02 + 0,04 = 0,06 > 0,05 = nCO32-.
⟹ Dung dịch trong cốc sau đun chứa Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42- nên nước còn lại trong cốc là nước cứng vĩnh cửu.
Đáp án A.