The Collectors

Luyện tập câu hỏi xác định loại phản ứng hóa học

Câu hỏi: * Một số lưu ý cần nhớ:
- Nắm chắc đặc điểm các loại phản ứng có nhắc đến trong phần lý thuyết
- a) Phản ứng hoá học có sự thay đổi số oxi hoá là phản ứng oxi hoá - khử.
Các phản ứng thế, một số phản ứng hoá hợp và một số phản ứng phân huỷ thuộc loại phản ứng hoá học này.
b) Phản ứng hoá học không có sự thay đổi số oxi hoá, không phải là phản ứng oxi hoá - khử.
Các phản ứng trao đổi, một số phản ứng hoá hợp và một số phản ứng phân huỷ thuộc loại phản ứng
hoá học này.
* Một số ví dụ cụ thể
Ví dụ 1: Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng :
A. oxi hóa – khử.
B. không oxi hóa – khử.
C. oxi hóa – khử hoặc không.
D. thuận nghịch.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Phản ứng nhiệt phân muối thuộc loại phản ứng phân hủy nên nó có thể là phản ứng OXH khử hoặc không
Đáp án C
Ví dụ 2: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
A. CaO + H2​O → Ca(OH)2​
B. 2NO2​ → N2​ O4​
C. 2NO2​ + 4Zn → N2​ + 4ZnO
D. 4Fe(OH) 2​ + O2​ + 2H2​ O → 4Fe(OH)3​
Hướng dẫn giải chi tiết
Nx: Đáp án A và B không có sự thay đổi số oxi hóa => không phải là phản ứng oxi hóa khử.
C là phản ứng thế (loại)
Đáp án D.
Ví dụ 3: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?
A. CuO + HCl → CuCl2​ + H2​O
B. Fe + 2HCl → FeCl2​ + H2​
C. 3Zn + 8HNO3​ → 3Zn(NO3​)2​ + 2NO + 4H2​O
D. Fe(NO3​)2​ + AgNO3​ → Fe(NO3​)3​ + Ag
Hướng dẫn giải chi tiết:
Phản ứng thế là phản ứng giữa đơn chất và hợp chất. Sau phản ứng sinh ra đơn chất và hợp chất mới.
Đáp án B
Ví dụ 4: Cho từng chất : Fe, FeO, Fe(OH)2​, Fe3​O4​, Fe2​O3​, Fe(NO3​)3​, Fe(NO3​)2​, FeSO4​, Fe2​(SO4​)3​, FeCO3​ lần lượt phản ứng với HNO3​ đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là :
A. 8.                            B. 6.
C. 5.                            D. 7.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Phản ứng OXH – Khử xảy ra khi có sự thay đổi số OXH của chất tham gia sau phản ứng.
HNO3​ luôn là chất OXH, nên tác nhân phản ứng còn lại phải đóng vai trò là chất khử.
Chất khử là chất có OXH tăng lên sau phản ứng. Vậy chất có khả năng đóng vai trò chất khử khi tham gia phản ứng là chất có thể tăng được số OXH
=> Các chất có khả năng tạo được phản ứng OXH – Khử với HNO3​ là: Fe, FeO, Fe(OH)2​, Fe3​O4​, Fe(NO3​)3​, Fe(NO3​)2​, FeSO4​, FeCO3​
Loại những hợp chất: Fe2​O3​, Fe(NO3​)3​, Fe2​(SO4​)3​
(Do số OXH của Fe trong những hợp chất này là +3 (max) nên không thể tham gia khử được nữa)
Đáp án A
Ví dụ 5: Cho các phản ứng sau :
a. FeO + H2​SO4 đặc nóng​
b. FeS  + H2​SO4 đặc nóng​
c. Al2​O3​ + HNO3​  →
d. Cu + Fe2​(SO4​)3​
e. RCHO + H2​ \(\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}\)
f. Glucozơ + AgNO3​ + NH3​ + H2​O→
g. Etilen + Br2​
h. Glixerol + Cu(OH)2​
Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là ?
A. a, b, d, e, f, h.              B. a, b, d, e, f, g.
C. a, b, c, d, e, g.              D. a, b, c, d, e, h.
Hướng dẫn giải chi tiết:
(a) \(2\mathop {Fe}\limits^{ + 2} O + 4{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to {\mathop {Fe}\limits^{ + 3} _2}{(S{O_4})_3} + \mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + 4{H_2}O\)
=> Phản ứng OXH – Khử
(b) \(2\mathop {FeS}\limits^0  + 10{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to {\mathop {Fe}\limits^{ + 3} _2}{(S{O_4})_3} + 9\mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + 10{H_2}O\)
=> Phản ứng OXH – Khử
(c) Al2​O3​ + 6HNO3​ → 2Al(NO3​)3​ + 3H2​O
=> Không phải là phản ứng OXH – Khử
(d) \(\mathop {Cu}\limits^0  + {\mathop {Fe}\limits^{ + 3} _2}{(S{O_4})_3} \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} S{O_4} + 2\mathop {Fe}\limits^{ + 2} S{O_4}\)
=> Phản ứng OXH – Khử
(e) .\(R\overset{+1}{\mathop{C}} HO+\overset{0}{\mathop{{{H}_{2}}}} \xrightarrow{Ni,{{t}^{0}}}R\overset{-1}{\mathop{C}} {{H}_{2}}O\overset{+1}{\mathop{H}} \)
=> Phản ứng OXH – Khử
(f) \({C_5}{H_{11}}{O_5}\mathop C\limits^{ - 1} HO + 2\mathop {Ag}\limits^{ + 1} N{O_3} + 3N{H_3} + {H_2}O \to \)
\({C_5}{H_{11}}{O_5}\mathop C\limits^{ + 3} OON{H_4} + 2\mathop {Ag}\limits^0  + 2N{H_4}N{O_3}\)
=> Phản ứng OXH – Khử
(g) \(\mathop C\limits^{ - 2} {H_2} = C{H_2} + {\mathop {Br}\limits^0 _2} \to \mathop C\limits^{ - 1} {H_2}\mathop {Br}\limits^{ - 1}  - C{H_2}Br\)
=> Phản ứng OXH – Khử
(h) 2 C3​H8​O3​ + Cu(OH)2​ → (C3​H7​O3​)2​Cu + 2H2​O
=> Không phải phản ứng OXH – Khử
Đáp án B
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top