Lúc đó tốc độ dao động của điểm N sẽ là

Fờ Tu

New Member
Bài toán
Một sóng cơ có bước sóng lamđa, tần số f và biên độ A không đổi, lan truyền trên một đường thẳng từ điểm M đến điểm N cách M một đoạn $\dfrac{11\lambda }{3}$. Tại một thời điểm t, tốc độ dao động của điểm M bằng $\pi fA\sqrt{3}$ và M đang đi về vị trí cân bằng thì lúc đó tốc độ dao động của điểm N sẽ bằng bao nhiêu?
 
Bài toán
Một sóng cơ có bước sóng lamđa, tần số f và biên độ A không đổi, lan truyền trên một đường thẳng từ điểm M đến điểm N cách M một đoạn $\dfrac{11\lambda }{3}$. Tại một thời điểm t, tốc độ dao động của điểm M bằng $\pi fA\sqrt{3}$ và M đang đi về vị trí cân bằng thì lúc đó tốc độ dao động của điểm N sẽ bằng bao nhiêu?
Lời giải
Sử dụng đường tròn lượng giác. Chú ý: $\dfrac{11\lambda}{3}=3\lambda+\dfrac{2\lambda}{3}$
$x_M=\sqrt {A^2-\dfrac{v^2}{4\pi ^2f^2}}=\dfrac{A}{2}$ và đang đi theo chiều âm v<0 vậy góc pha của M là ${60}^0$. Do N trễ pha hơn $3.2\pi +\dfrac{4\pi }{3}$ nên góc pha của N sẽ là $-{60}^0$ do vậy tốc độ của N cũng là $\pi fA\sqrt{3}$ nhưng hướng chuyển động về biên tức v>0
 
Last edited:
Lời giải
Sử dụng đường tròn lượng giác. Chú ý: $\dfrac{11\lambda}{3}=3\lambda+\dfrac{2\lambda}{3}$
$x_M=\sqrt {A^2-\dfrac{v^2}{4\pi ^2f^2}}=\dfrac{A}{2}$ và đang đi theo chiều âm v<0 vậy góc pha của M là ${60}^0$. Do N trễ pha hơn $3.2\pi +\dfrac{4\pi }{3}$ nên góc pha của N sẽ là $-{60}^0$ do vậy tốc độ của N cũng là $\pi fA\sqrt{3}$ nhưng hướng chuyển động về biên tức v>0
Ra v=o nhưng đọc giải mình không hiểu
IMG0483A.jpg
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
$\lambda \Leftrightarrow T$

$\dfrac{11T}{3}=3T+\dfrac{2T}{3}$

M cách N $\dfrac{2T}{3}$

Như bài giải trên
M đang ở $-\dfrac{A}{2}$ $\Rightarrow $N nằm ở biên có $v=0$
Hiểu nha!

Tại thầy nhầm $\pi $ T đấy!
Cứ cho M ở $-\dfrac{A}{2}$ quay thêm ${240}^0$ nữa cũng không thể ở vtcb mà vượt quá ${30}^0$ nữa! Vẽ hình thấy ngay. Hết sức vô lý
 
tải xuống (1).jpg

Nếu M ở $-\dfrac{A}{2}$ tức là vị trí ${240}^0$ quay thêm 240 độ nữa thì nó phải là vị trí 120 độ trên đường tròn lượng giác
 
tải xuống (1).jpg
Nếu M ở $-\dfrac{A}{2}$ tức là vị trí ${240}^0$ quay thêm 240 độ nữa thì nó phải là vị trí 120 độ trên đường tròn lượng giác
Vị trí $-\dfrac{A}{2}$ hợp phương ngang góc 60 (ngược chiều kim đồng hồ) với 180 nữa là 240 ngay vị trí biên
Theo thầy nó quay cùng chiều kim đồng hồ hả
vừa sửa (ghi nhầm)
 
Last edited:
Công nhận thầy có nhầm.. Nhưng nếu $u_M=\dfrac{A}{2}$ hay $-\dfrac{A}{2}$ thì sau khi quay góc $\dfrac{4\pi }{3}$ N vẫn không thể ở VTCB!
 
tải xuống (1).jpg

M là góc ${240}^0$ trên vòng tròn. Quay ${30}^0$ nữa là tới vtcb. Từ M quay 180 độ sẽ tới vị trí 60 độ. Từ M quay 240 độ sẽ tới vị trí ${120}^0$ đúng không ạ!
 
Đúng là phải xét thêm trường hợp $x=u_M=-\dfrac{A}{2}$ nữa. Nhưng mình vẫn không chấp nhận kết quả trong sách giải. Theo mình không phải là bảo thủ nhưng sách vẫn có khi nhầm đề hoặc lời giải. Quan trọng mình thấy đúng kết quả và bản chất vật lý thôi!
 
Đúng là phải xét thêm trường hợp $x=u_M=-\dfrac{A}{2}$ nữa. Nhưng mình vẫn không chấp nhận kết quả trong sách giải. Theo mình không phải là bảo thủ nhưng sách vẫn có khi nhầm đề hoặc lời giải. Quan trọng mình thấy đúng kết quả và bản chất vật lý thôi!
Dạ thầy nói chính xác ạ, em cũng thấy thầy có lí đúng
 

Quảng cáo

Back
Top