Câu hỏi: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến mất đoạn lớn thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến lặp đoạn.
B. Đột biến đảo đoạn được sử dụng để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.
C. Đột biến mất đoạn thường làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
D. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của một gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.
A. Đột biến mất đoạn lớn thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến lặp đoạn.
B. Đột biến đảo đoạn được sử dụng để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.
C. Đột biến mất đoạn thường làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
D. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của một gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.
A đúng. Vì mất đoạn lớn dẫn tới làm mất đi nhiều gen nên thường sẽ gây hiệu quả nghiêm trọng. Còn lặp đoạn thì không làm mất gen mà chỉ làm tăng số lượng bản sao của các gen. Khi tăng số lượng bản sao thì sẽ làm tăng hàm lượng protein trong tế bào nên lặp đoạn thường không gây hậu quả nghiêm trọng bằng đột biến mất đoạn lớn.
B sai. Vì đảo đoạn không làm thay đổi nhóm gen liên kết nên không thể chuyển gen. Chỉ có chuyển đoạn NST thì mới dùng để chuyển gen.
C đúng. Vì đột biến mất đoạn làm mất đi một đoạn NST cho nên sẽ làm giảm số lượng gen trên NST. Có trường hợp, mất đoạn mà đoạn mất không mang gen thì đột biến đó không làm thay đổi số lượng gen.
D đúng. Vì lặp đoạn sẽ làm cho A và a cùng nằm trên 1 NST.
B sai. Vì đảo đoạn không làm thay đổi nhóm gen liên kết nên không thể chuyển gen. Chỉ có chuyển đoạn NST thì mới dùng để chuyển gen.
C đúng. Vì đột biến mất đoạn làm mất đi một đoạn NST cho nên sẽ làm giảm số lượng gen trên NST. Có trường hợp, mất đoạn mà đoạn mất không mang gen thì đột biến đó không làm thay đổi số lượng gen.
D đúng. Vì lặp đoạn sẽ làm cho A và a cùng nằm trên 1 NST.
Đáp án B.