Khi I có li độ -6 mm thì li độ của M là

ShiroPin

Active Member
Bài toán
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, cho hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha. Gọi I là trung điểm của AB. Điểm M nằm trên đoạn AB cách I một khoảng bằng 2 cm. Bước sóng là 24 cm. Khi I có li độ -6 mm thì li độ của M là
A. $3\sqrt{3}$mm
B. $-3\sqrt{3}$mm
C. $-3$mm
D. $3$mm
 
Bài toán
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, cho hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha. Gọi I là trung điểm của AB. Điểm M nằm trên đoạn AB cách I một khoảng bằng 2 cm. Bước sóng là 24 cm. Khi I có li độ -6 mm thì li độ của M là
A. $3\sqrt{3}$mm
B. $-3\sqrt{3}$mm
C. $-3$mm
D. $3$mm
Khoảng cách AB không cho sao làm bạn..??
 
Bài toán
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, cho hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha. Gọi I là trung điểm của AB. Điểm M nằm trên đoạn AB cách I một khoảng bằng 2 cm. Bước sóng là 24 cm. Khi I có li độ -6 mm thì li độ của M là
A. $3\sqrt{3}$mm
B. $-3\sqrt{3}$mm
C. $-3$mm
D. $3$mm

Bài này nếu li độ I đang cực đại thì li độ M là $-3\sqrt{3} $ vì cách I $\dfrac{\lambda}{12}$
 
CT tính nhanh ở đâyhttp://vatliphothong.vn/t/4076/page-2#post-20663
được dùng khi nào thế? banana257

Thứ nhất : CT của mình chỉ dùng được khi bạn không biết làm hoặc có thể bạn làm lâu hoặc có thể trong đề có dữ kiện như công thức :D và cũng có thể công thức mình sai. OK
Thứ hai: Bài này thiếu nên không làm được, với dạng bài này vẽ vòng tròn là ra!!!!!!!!!!
 
Thứ nhất : CT của mình chỉ dùng được khi bạn không biết làm hoặc có thể bạn làm lâu hoặc có thể trong đề có dữ kiện như công thức :D và cũng có thể công thức mình sai. OK
Thứ hai: Bài này thiếu nên không làm được, với dạng bài này vẽ vòng tròn là ra!!!!!!!!!!
Bạn thử làm xem ra đáp án nào. Đề bài mình lấy trên Học mãi đúng mà :angry:
 
Bài toán
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, cho hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha. Gọi I là trung điểm của AB. Điểm M nằm trên đoạn AB cách I một khoảng bằng 2 cm. Bước sóng là 24 cm. Khi I có li độ -6 mm thì li độ của M là
A. $3\sqrt{3}$mm
B. $-3\sqrt{3}$mm
C. $-3$mm
D. $3$mm
Lời giải
Trên đoạn $AB$ hiện tượng chẳng khác nào sóng dừng. Với $I$ là bụng sóng, $M$ là điểm cùng nằm trên 1 bó sóng với $I$, ta gọi phương trình dao động tại $I$ là
$$u_I=A\cos\left ( \omega t+\varphi \right )$$
$$\Rightarrow u_M=A\left | \cos\dfrac{2\pi .IM}{\lambda } \right |\cos\left ( \omega t+\varphi \right )$$
$$\Rightarrow \dfrac{u_I}{u_M}=\dfrac{1}{\cos\dfrac{\pi }{6}}\Rightarrow u_M=-3\sqrt{3}mm$$
Đáp án tuy không giống với đề nhưng mình tin là mình đúng
Cách 2: Áo dụng linh hoạt công thức bạn banana257 với lưu ý nhỏ:
$$\left | AM-BM \right |=2IM$$
Ta có
$$\dfrac{u_I}{u_M}=\dfrac{\cos\left ( \dfrac{\pi \Delta d_I}{\lambda } \right )}{\cos\left ( \dfrac{\pi \Delta d_M}{\lambda } \right )}=\dfrac{1}{\cos\dfrac{\pi }{6}}\Rightarrow u_M=-3\sqrt{3}mm$$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Mình cũng xin góp ý về công thức của bạn banana257 1 chút nhé
Sóng cơ
Bài toán
$AM-BM=\Delta d_M$, $AN-BN=\Delta d_N$. Tại thời điểm li độ của M là $u_M$ thì li độ của N tại thời điểm đó là

Đối với 2 nguồn sóng kết hợp
$$\dfrac{u_M}{u_N}=\dfrac{\cos \left(\dfrac{\pi \Delta d_M}{\lambda }\right)}{\cos \left(\dfrac{\pi \Delta d_N}{\lambda }\right)}$$
Công thức này chỉ đúng trong trường hợp hai nguồn cùng pha, và hai điểm $M,N$ cùng nằm trên $AB$ hoặc cùng nằm trên 1 elip nhận $A,B$ làm tiêu điểm. Các bạn cũng có thể dùng thêm công thức này
$$\dfrac{u_M}{u_N}=\dfrac{\cos \left( 2\dfrac{\pi IM }{\lambda } \right)}{\cos \left( \dfrac{2\pi IN}{\lambda } \right)}$$
(Với $I$ là trung điểm của $AB$)
Đối với sóng dừng là:
$$\dfrac{u_M}{u_N}=\dfrac{\sin \left(\dfrac{\pi \Delta d_M}{\lambda }\right)}{\sin \left(\dfrac{\pi \Delta d_N}{\lambda }\right)}$$
Công thức này cần chỉnh lại như sau
  • Gọi $d_M,d_N$ là khoảng cách từ $M,N$ đến 1 nút sóng bất kì, ta có
$$\dfrac{u_M}{u_N}=\dfrac{\sin \left( \dfrac{2\pi d_M}{\lambda } \right)}{\sin \left( \dfrac{2\pi d_N}{\lambda } \right)}$$
  • Gọi $d_M,d_N$ là khoảng cách từ $M,N$ đến 1 bụng sóng bất kì
$$\dfrac{u_M}{u_N}=\dfrac{\cos \left( \dfrac{2\pi d_M}{\lambda } \right)}{\cos \left( \dfrac{2\pi d_N}{\lambda } \right)}$$
(Công thức chỉ đúng khi hai điểm $M,N$ nằm trên cùng bó sóng thôi nhé, vì khi đó chúng mới dao động cùng pha với nhau)
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Công thức này chỉ đúng trong trường hợp hai nguồn cùng pha, và hai điểm $M,N$ cùng nằm trên $AB$ hoặc cùng nằm trên 1 elip nhận $A,B$ làm tiêu điểm


Công thức này cần chỉnh lại như sau
  • Gọi $d_M,d_N$ là khoảng cách từ $M,N$ đến 1 nút sóng bất kì, ta có
$$\dfrac{u_M}{u_N}=\dfrac{\sin \left( \dfrac{2\pi d_M}{\lambda } \right)}{\sin \left( \dfrac{2\pi d_N}{\lambda } \right)}$$

  • Gọi $d_M,d_N$ là khoảng cách từ $M,N$ đến 1 bụng sóng bất kì
$$\dfrac{u_M}{u_N}=\dfrac{\cos \left( \dfrac{2\pi d_M}{\lambda } \right)}{\cos \left( \dfrac{2\pi d_N}{\lambda } \right)}$$

(Công thức chỉ đúng khi hai điểm $M,N$ nằm trên cùng bó sóng thôi nhé, vì khi đó chúng mới dao động cùng pha với nhau)

Công thức này chỉ đúng trong trường hợp hai nguồn cùng pha, và hai điểm $M,N$ cùng nằm trên $AB$ hoặc cùng nằm trên 1 elip nhận $A,B$ làm tiêu điểm $\Rightarrow$ cái này tớ đồng ý, mình lượt bớt nên không để ý :D
Còn công thức cần chỉnh là một dạng toán khác với bài của mình. Dạng này thì vẽ vòng tròn là hiệu quả nhất quả đất rồi :D
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top