Khi con lắc bắt đầu dao động thì điện trường được loại bỏ tức thời. Biên độ dao động của con lắc là

Bài toán
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ làm bằng kim loại có khối lượng m = 50g, tích điện tích $q = 2.10^{-5}C$ và lò xo có độ cứng k = 10N/m. Con lắc được đặt trên mặt phẳng nằm ngang, nhẵn và cách điện. Khi vật đang nằm cân bằng thì kích thích cho vật dao động bằng cách tạo một điện trường đều có cường độ $E =10^{5}V/m$ trong vùng không gian bao quanh con lắc, sao cho véctơ cường độ điện trường có hướng dọc theo trục của lò xo. Thời gian kích thích con lắc là 0,01s đủ nhỏ để có thể bỏ qua độ dịch chuyển của vật. Khi con lắc bắt đầu dao động thì điện trường được loại bỏ tức thời. Biên độ dao động của con lắc là:
A. 2 cm
B. $\sqrt{2} cm$
C. $2\sqrt{2} cm$
D. 10 cm
 
Bài toán
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ làm bằng kim loại có khối lượng m = 50g, tích điện tích $q = 2.10^{-5}C$ và lò xo có độ cứng k = 10N/m. Con lắc được đặt trên mặt phẳng nằm ngang, nhẵn và cách điện. Khi vật đang nằm cân bằng thì kích thích cho vật dao động bằng cách tạo một điện trường đều có cường độ $E =10^{5}V/m$ trong vùng không gian bao quanh con lắc, sao cho véctơ cường độ điện trường có hướng dọc theo trục của lò xo. Thời gian kích thích con lắc là 0,01s đủ nhỏ để có thể bỏ qua độ dịch chuyển của vật. Khi con lắc bắt đầu dao động thì điện trường được loại bỏ tức thời. Biên độ dao động của con lắc là:
A. 2 cm
B. $\sqrt{2} cm$
C. $2\sqrt{2} cm$
D. 10 cm

Bài này mình đã từng hỏi
Áp dụng công thức
$m.v=F.\Delta t$
Ta được $v=0,4$chính là $v_{max}$
Tìm được biên độ $A=2\sqrt{2} cm$
 
Thế thì mình đang nghĩ phải là m.v_{1max} - m.v_{2max} = F.\Delta t với v_{1max} là vận tốc tại VTCB ban đầu còn v_{2max} là vận tốc cũng tại vị trí tiếp theo nhưng bé hơn v_{1max} vì đề bài nói bỏ qua độ dịch chuyển của con lắc

Đọc kĩ đề bài là khi vật đang nằm ở vị trí cân bằng chứ không phải là qua vị trí cân bằng.
 

Quảng cáo

Back
Top