Hộp đen Hộp kín chứa các phần tử

huynhcashin

Well-Known Member
Bài toán
Một mạch điện AB gồm hai hộp kín X và Y mắc nối tiếp nhau( trong X và Y không chứa các đoạn mạch song song). Đặt vào AB một hiệu điện thế không đổi 12V thì hiệu điện thế giữa hai đầu Y là 12V. Đặt vào AB một đ,a x.c $u=100\sqrt{2}\cos(100\pi t- \dfrac{\pi}{3})(V)$ thì điện áp giữa hai đầu X là $u=50\sqrt{6}\cos(100\pi t -\dfrac{\pi }{6})(V)$, cường độ dòng điện trong mạch $i=2\sqrt{2}\cos(100\pi t-\dfrac{\pi }{6})(A)$. Nếu thay bằng đ,a $u=100\sqrt{2}\cos(200\pi t- \dfrac{\pi}{3})(V)$ thì cường độ dòng điện trong mạch là $\dfrac{4}{\sqrt{7}}(A)$ và đ,a hiệu dụng trên Y là $\dfrac{200}{\sqrt{7}}(V)$. Hộp kín X chứa điện trở thuần

A. $25\sqrt{3}(\Omega )$ còn Y chứa tụ điện có điện dung $\dfrac{0,4}{\pi }(\mu F)$ và điện trở thuần $25\sqrt{6}(\Omega )$

B. $25\sqrt{3}(\Omega )$ cuộn cảm thuần có độ tự cảm $\dfrac{1}{\pi }(H)$, tụ điện có điện dung $\dfrac{0,1}{\pi }(nF)$ còn Y chứa tụ điện có điện dung $\dfrac{0,4}{\pi }(mF)$

C. $25\sqrt{6}(\Omega )$ còn Y chứa tụ điện có điện dung $\dfrac{0,15}{\pi }(\mu F)$ và cuộn cảm thuần có độ tự cảm $\dfrac{5}{12\pi }(H)$

D. $25\sqrt{3}(\Omega )$ còn Y chứa tụ điện có điện dung $\dfrac{0,15}{\pi }(\mu F)$ và cuộn cảm thuần có độ tự cảm $\dfrac{5}{12\pi }(H)$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top