T

Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X và Y đều hai chức (nY > nX), Z...

Câu hỏi: Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X và Y đều hai chức (nY > nX), Z ba chức. Đốt cháy 18,74 gam E cần dùng 0,675 mol O2​. Mặt khác, thủy phân 18,74 gam E trong dung dịch NaOH 11,11% đun nóng (vừa đủ), thu được 123,15 gam dung dịch F, cô cạn F thu được 24,44 gam T gồm ba chất rắn (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp, chất rắn có phân tử khối lớn nhất < 100) và 0,12 mol hỗn hợp Q gồm ba ancol (có hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hơn kém nhau 0,01 mol). Đốt cháy 0,12 mol Q cần dùng 0,29 mol O2​. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần % theo khối lượng của Z trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 15%.
B. 49%.
C. 51%.
D. 21%.
mddNaOH = 123,15 – 18,74 = 104,41
→ nNaOH = 104,41.11,11%/40 = 0,29
Bảo toàn khối lượng → mQ = 5,9
Đốt Q → nH2​O = u và nCO2​ = v
→ nQ = u – v = 0,12
Bảo toàn khối lượng: 18u + 44v = 5,9 + 0,29.32
→ u = 0,33; v = 0,21
nO(Q) = (mQ – mC – mH)/16 = 0,17
→ Có 0,29 – 0,17 = 0,12 mol OH nằm trong muối
M muối < 100 → Có HO-CH2​-COONa (0,12) và 2 muối còn lại đều đơn chức, có khối lượng = 24,44 – 0,12.98 = 12,68 và số mol = 0,29 – 0,12 = 0,17
→ M = 74,58 → HCOONa (0,09) và CH3​COONa (0,08)
Do không có muối đa chức nên phải có 2 ancol đơn để tạo các este, mặt khác số C ancol = 0,21/0,12 = 1,75 nên có 1 ancol là CH3​OH, hai ancol còn lại là AOH và B(OH)2​, trong đó A, B cùng cacbon.
RCOO-CH2​-COO-CH3​: x mol
R’COO-CH2​-COO-A: y mol
R”COO-CH2​-COO-B-OOC-R”’: 0,29 – 0,12.2 = 0,05 mol
TH1​: y = 0,05 – 0,01 = 0,04 → x = 0,03
nC(Ancol) = 0,03.1 + 0,04CA​ + 0,05CB​ = 0,21
→ CA​ = CB​ = 2
Kết hợp số mol 2 muối ta có:
X là CH3​COO-CH2​-COO-CH3​: 0,03 mol
Y là HCOO-CH2​-COO-C2​H5​: 0,04 mol
Z là HCOO-CH2​-COO-CH2​-CH2​-OOC-CH3​: 0,05 mol
(Có thể đảo vị trí muối cacboxylat trong Z)
→ %Z = 50,69%
TH2​: y = 0,05 + 0,01 = 0,06 → x = 0,01
nC(Ancol) = 0,01.1 + 0,06CA​ + 0,05CB​ = 0,21
Vì CA​ = CB​ nên vô nghiệm.
Đáp án C.
 

Câu hỏi này có trong đề thi

Quảng cáo

Back
Top