T

Hình bên là các đường tròn trên mặt nước có tâm tại các nguồn kết...

Câu hỏi: Hình bên là các đường tròn trên mặt nước có tâm tại các nguồn kết hợp $S_1$ hoặc $S_2$. Các đường tròn nét liền có bán kính bằng một số nguyên lần bước sóng, còn các đường tròn nét đứt có bán kính bằng một số bán nguyên lần bước sóng. Biết rằng tại $M$ là một cực tiểu giao thoa
image4.png
Kết luận nào sau đây là đúng cho các dao động tại $M$ và tại $N$ ?
A. $M$ dao động với biên độ cực tiểu.
B. $M$ dao động với biên độ cực đại cùng pha với $S_1$.
C. $N$ dao động với biên độ cực tiểu.
D. $N$ dao động với biên độ cực đại cùng pha với $S_1$.
Nhận thấy $I$ nằm trên trung trực của đoạn thẳng nối hai nguồn lại là một cực tiểu giao thoa $\Rightarrow$ hai nguồn $S_1$ và $S_2$ dao động ngược nhau nhau.
Phần tử sóng tại $M$ có
$
\left\{\begin{array}{c}
S_1 M=1,5 \lambda \\
S_2 M=2 \lambda
\end{array}\right.
$
Sóng do nguồn $S_1$ truyền đến $M$ gây ra dao động tại $M$ ngược pha với $S_1$ ; sóng do nguồn $S_2$ truyền đến $M$ gây ra dao động tại $M$ cùng pha với $S_2 \Rightarrow$ hai sóng tới cùng pha nhau và cùng pha với dao động của nguồn $S_2$, do đó $M$ là một cực đại cùng pha với nguồn $S_2$.
Phần tử sóng tại $N$ có
$
\left\{\begin{array}{l}
S_1 N=2,5 \lambda \\
S_2 N=1,5 \lambda
\end{array}\right.
$
Sóng do nguồn $S_1$ truyền đến $M$ gây ra dao động tại $M$ ngược pha với $S_1$ ; sóng do nguồn $S_2$ truyền đến $M$ gây ra dao động tại $M$ ngược pha với $S_2 \Rightarrow$ hai sóng tới ngược pha nhau, do đó $N$ là một cực tiểu giao thoa.
Đáp án C.
 

Quảng cáo

Back
Top