Câu hỏi: Giải VBT ngữ văn 7 bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi - đáp?
Phương pháp giải:
- Em cần chú ý sự đa dạng của những địa danh được nêu lên trong bài (sông núi, đền miếu, thành quách...).
- Cần xác định chúng thuộc về những vùng đất nào và có mối liên hệ như thế nào đối với các phương diện địa lý, lịch sử, văn hóa... của đất nước.
- Hỏi đáp về những đặc điểm đó, chàng trai và cô gái muốn thể hiện những kiến thức và tình cảm gì?
Lời giải chi tiết:
Chàng trai, cô gái dùng những địa danh với những đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi – đáp vì họ muốn thử tài nhau, qua đó thăm dò hiểu biết kiến thức lịch sử, địa lí của đối phương.
Bài 2 không miêu tả chi tiết mà chỉ liệt kê một số địa danh cụ thể. Các địa danh đó có tác dụng gì? Đại từ phiếm chỉ ai trong câu kết có ý nghĩa như thế nào?
Phương pháp giải:
- Cần chú ý sức gợi của những địa danh được liệt kê (Chúng làm sống dậy khung cảnh của vùng đất nào, gợi những liên tưởng gì?).
- Đại từ phiếm chỉ "ai" trong câu hỏi tu từ đã ẩn chứa câu trả lời và nội dung cần nhắn gửi (khẳng định ai đã tạo dựng, giữ gìn cảnh sắc tươi đẹp, lịch sử hào hùng cho đất nước; khơi lên những suy nghĩ, cảm xúc nào trong người đọc khi được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp đó?)
Lời giải chi tiết:
- Tác dụng của các địa danh:
+ Có sức gợi hình, gợi cảm lớn
+ Những địa danh ấy làm sống dậy khung cảnh của vùng đất Hà Nội.
+ Gợi liên tưởng về vùng đất ngàn năm văn hiến, có nhiều thắng cảnh đẹp.
- Lời nhắn gửi trong câu kết:
+ Khẳng định công lao của cha ông, của thế hệ đi trước đã tạo dựng, gìn giữ cảnh sắc tươi đẹp, đã làm nên lịch sử hào hùng cho đất nước
+ Bày tỏ cảm xúc biết ơn, tự hào của người đời sau.
Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4.
Phương pháp giải:
Em cần chú ý sức gợi hình của hình ảnh so sánh và các chi tiết miêu tả:
- Tìm nét tương đồng giữa các hình ảnh: cô gái "chẽn lúa đòng đòng" và "ngọn nắng hồng ban mai".
- Giữa con người và cánh đồng (không gian rộng lớn, xanh tươi và tràn đầy sức sống) có mối liên hệ như thế nào? Cần thấy được vị trí đặc biệt của hình ảnh cô gái trong bức tranh tả cảnh đẹp quê hương.
Lời giải chi tiết:
Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4:
- Cô gái được so sánh với "chẽn lúa đòng đòng" => người con gái đang vào tuổi dậy thì phơi phới sức xuân, mơn mởn như chẽn lúa.
- Trước cánh đồng mênh mông, bát ngát, hình ảnh cô gái có vẻ nhỏ bé nhưng lại thể hiện được tâm trạng hồn nhiên, trẻ trung tươi mới và đầy sức sống.
⟹ Đó cũng là mối quan hệ giữa cảnh và người tạo nên bức tranh hài hòa, mang vẻ đẹp tinh tế và gợi cảm.
Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca dao?
Phương pháp giải:
Em cần căn cứ vào đặc điểm cơ bản của thể thơ lục bát (số tiếng, mối liên hệ giữa hai dòng trong cặp câu 6/8, cách gieo vần...) để tìm những nét mới trong thể loại của bốn bài này. Chú ý các hiện tượng đặc biệt trong từ ngữ và bố cục của các bài ca.
Lời giải chi tiết:
Thể thơ trong bốn bài ca dao: Ngoài thể thơ lục bát, chùm bài ca dao này còn sử dụng:
- Thể lục bát biến thể: Bài số 1, số tiếng không phải là 6 ở dòng lục, không phải là 8 ở dòng bát như thường thấy.
- Thể thơ tự do: Bài 4, hai dòng đầu có số chữ quá dài.
Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao là gì?
Phương pháp giải:
Em cần nắm vững những nội dung tình cảm đã được xác định khi tìm hiểu từng bài ca. Từ đó có thể khái quát chủ đề chung của 4 bài.
Lời giải chi tiết:
Tình cảm chung thể hiện bốn bài ca dao là tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Câu 1
Câu 1 (trang 28 VBT Ngữ văn 7, tập 1)Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi - đáp?
Phương pháp giải:
- Em cần chú ý sự đa dạng của những địa danh được nêu lên trong bài (sông núi, đền miếu, thành quách...).
- Cần xác định chúng thuộc về những vùng đất nào và có mối liên hệ như thế nào đối với các phương diện địa lý, lịch sử, văn hóa... của đất nước.
- Hỏi đáp về những đặc điểm đó, chàng trai và cô gái muốn thể hiện những kiến thức và tình cảm gì?
Lời giải chi tiết:
Chàng trai, cô gái dùng những địa danh với những đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi – đáp vì họ muốn thử tài nhau, qua đó thăm dò hiểu biết kiến thức lịch sử, địa lí của đối phương.
Câu 2
Câu 2 (trang 29 VBT Ngữ văn 7, tập 1)Bài 2 không miêu tả chi tiết mà chỉ liệt kê một số địa danh cụ thể. Các địa danh đó có tác dụng gì? Đại từ phiếm chỉ ai trong câu kết có ý nghĩa như thế nào?
Phương pháp giải:
- Cần chú ý sức gợi của những địa danh được liệt kê (Chúng làm sống dậy khung cảnh của vùng đất nào, gợi những liên tưởng gì?).
- Đại từ phiếm chỉ "ai" trong câu hỏi tu từ đã ẩn chứa câu trả lời và nội dung cần nhắn gửi (khẳng định ai đã tạo dựng, giữ gìn cảnh sắc tươi đẹp, lịch sử hào hùng cho đất nước; khơi lên những suy nghĩ, cảm xúc nào trong người đọc khi được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp đó?)
Lời giải chi tiết:
- Tác dụng của các địa danh:
+ Có sức gợi hình, gợi cảm lớn
+ Những địa danh ấy làm sống dậy khung cảnh của vùng đất Hà Nội.
+ Gợi liên tưởng về vùng đất ngàn năm văn hiến, có nhiều thắng cảnh đẹp.
- Lời nhắn gửi trong câu kết:
+ Khẳng định công lao của cha ông, của thế hệ đi trước đã tạo dựng, gìn giữ cảnh sắc tươi đẹp, đã làm nên lịch sử hào hùng cho đất nước
+ Bày tỏ cảm xúc biết ơn, tự hào của người đời sau.
Câu 3
Câu 3 (trang 29 VBT Ngữ văn 7, tập 1)Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4.
Phương pháp giải:
Em cần chú ý sức gợi hình của hình ảnh so sánh và các chi tiết miêu tả:
- Tìm nét tương đồng giữa các hình ảnh: cô gái "chẽn lúa đòng đòng" và "ngọn nắng hồng ban mai".
- Giữa con người và cánh đồng (không gian rộng lớn, xanh tươi và tràn đầy sức sống) có mối liên hệ như thế nào? Cần thấy được vị trí đặc biệt của hình ảnh cô gái trong bức tranh tả cảnh đẹp quê hương.
Lời giải chi tiết:
Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4:
- Cô gái được so sánh với "chẽn lúa đòng đòng" => người con gái đang vào tuổi dậy thì phơi phới sức xuân, mơn mởn như chẽn lúa.
- Trước cánh đồng mênh mông, bát ngát, hình ảnh cô gái có vẻ nhỏ bé nhưng lại thể hiện được tâm trạng hồn nhiên, trẻ trung tươi mới và đầy sức sống.
⟹ Đó cũng là mối quan hệ giữa cảnh và người tạo nên bức tranh hài hòa, mang vẻ đẹp tinh tế và gợi cảm.
Câu 4
Câu 4 (trang 30 VBT Ngữ văn 7, tập 1)Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca dao?
Phương pháp giải:
Em cần căn cứ vào đặc điểm cơ bản của thể thơ lục bát (số tiếng, mối liên hệ giữa hai dòng trong cặp câu 6/8, cách gieo vần...) để tìm những nét mới trong thể loại của bốn bài này. Chú ý các hiện tượng đặc biệt trong từ ngữ và bố cục của các bài ca.
Lời giải chi tiết:
Thể thơ trong bốn bài ca dao: Ngoài thể thơ lục bát, chùm bài ca dao này còn sử dụng:
- Thể lục bát biến thể: Bài số 1, số tiếng không phải là 6 ở dòng lục, không phải là 8 ở dòng bát như thường thấy.
- Thể thơ tự do: Bài 4, hai dòng đầu có số chữ quá dài.
Câu 5
Câu 5 (trang 30 VBT Ngữ văn 7, tập 1)Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao là gì?
Phương pháp giải:
Em cần nắm vững những nội dung tình cảm đã được xác định khi tìm hiểu từng bài ca. Từ đó có thể khái quát chủ đề chung của 4 bài.
Lời giải chi tiết:
Tình cảm chung thể hiện bốn bài ca dao là tình yêu quê hương, đất nước, con người.