T

Giải VBT ngữ văn 7 bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Câu hỏi: Giải VBT ngữ văn 7 bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Câu 1

Câu 1 (trang 60 VBT Ngữ văn 7, tập 2):
Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy.
- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
(Hồ Chí Minh)
- Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ cái hương vị phương xa. Tác giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
(Theo Hoài Thanh)
Lời giải chi tiết:
- Câu bị động ở đoạn đầu: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
- Câu bị động ở đoạn thứ hai: Tác giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
=> Tác giả chọn cách viết như vậy vì: để tạo ra sự liên kết các câu trong đoạn văn, nhằm nhấn mạnh ý tưởng, chủ đề, nội dung quan trọng của đoạn văn.

Câu 2

Câu 2 (trang 60 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Hãy thử nêu lí do dùng câu bị động trong những trường hợp sau đây:
a. Cuốn "Từ điển Việt - Pháp" (...) của Giê-ni-bren được tái bản, có kèm theo chữ Hán, Nôm.
b. Đô thị được xác định bằng các yếu tố đặc trưng là diện tích đất sử dụng, vị trí và dân số.
c. Màu mực chấm bài của quan trường được định như sau: quan sơ khảo màu đỏ nhạt, quan phúc khảo màu xanh, quan giám khảo màu tím, quan chủ khảo màu đỏ tươi.
Lời giải chi tiết:
- Lí do dùng câu (a): Chủ thể thực hiện hành động tái bản cuốn sách quá rõ ràng, hiển nhiên.
- Lí do dùng câu (b): Đây là một câu giải thích khái niệm nên phải sử dụng kiểu câu bị động.
- Lí do dùng câu (c): Vấn đề chủ thể quy định màu mực không quan trọng, không ảnh hưởng đến vấn đề được nói đến.
 

Quảng cáo

Back
Top