Giải chi tiết đề thi thử 2015 lần 2 THPT Hàn Thuyên.

ĐỗĐạiHọc2015

Well-Known Member
Như các bạn đã biết xu hướng của đề thi đại học từ năm 2010-2014 đề thi càng ngày càng phân hóa. Học sinh bằng các câu hỏi trong đề. Lí do đó mình lập ra topic giải đề thử. Mong mọi người ủng hộ topic để nâng cao 1 chút kiến thức hạn hẹp của mình để diễn đàn ngày càng phát triển là nơi học hỏi giao lưu chia sẻ kiến thức, chém gió. Người biết rồi bảo cho người chưa biết. Theo ý kiến các bạn và ý kiến bạn GS.Xoăn bảo lập ra để trang bị cho kì thi quan trọng này nên mình sẽ lập ra topic. Mỗi người làm 2 3 câu là hết đề thôi.
*Mục đích :
1. Mong muốn cập nhập các đề thi thử 2015 sớm nhất.
2. Trang bị kĩ năng tốt nhất cho kì thi và cùng nhau sửa chữa những yếu điểm trước kì thi quang trọng này.
3. Nguồn tài liệu vô cùng quý giá.>:D<>:D<
*Nội Dung :
1. Mọi người cùng nhau sưu tầm đề thi thử năm 2015 để cùng nhau giải trên diễn đàn .:)>-:)>-
2. Lời giải ngắn gọn, rõ ràng .
3. Khuyến khích phát hiện ra những mẹo, những cách giải hay và những sai lầm có thể gặp trong bài toán.
4. Sử dụng LaTex
*Cách trình bày
1. Post đề theo thứ tự Đề số 1(kèm tên trường hoặc ai ra đề).
2. Cố gắng giải theo thứ tự để dễ theo dõi (có thể không).
3. Khuyết khích 1 bài nhiều cách giải
*Dự kiến kết thúc sau mùa thi 2015 ..
Và cuối cùng mong mọi người tham gia nhiệt tình để topic sôi nổi.:):)
Chú ý: Lời giải có thể tổng hợp bằng latex GS.Xoăn đảm nhiệm.

Đề số 2: Đề thi thử 2015 lần 2 THPT Hàn Thuyên.

http://upfile.vn/ImGgAkZmKCjm/dethithudh-net-han-thuyen-ly-132-12-l2-2014-2015-pdf.html( Link pdf down đề)

http://www.mediafire.com/view/b7mhp953qon0x8y/[DeTHiThuDH.Net]Han+Thuyen+Ly_132_12_L2_2014-2015.pdf( Link xem trực tuyến mediafire)
 

Chuyên mục

Câu 3: Chọn B.
Gọi $\Delta f=32Hz$ là 2 tần số $f_1$, $f_2$
Gọi $\Delta f'=x$ là 2 tần lúc sau.
$v_1=2l\Delta f,v_2=2l\Delta f'$
$\dfrac{v_2}{v_1}=\sqrt{\dfrac{F_2}{F_1}}=\sqrt{2}\Rightarrow \Delta f'=\sqrt{2}\Delta f=42,25\left(Hz\right)$
Câu 4. Chọn D.
$\dfrac{2\pi x}{\lambda }=4\pi $
Ta có : $v=\lambda f=\dfrac{1}{2}.100.20=1000 \ \left(\text{cm}/\text{s}\right)$
Câu 5: Chọn B.
$W=\dfrac{1}{2}k\left(x_1+\Delta l\right)^2-\dfrac{1}{2}k\left(x_2+\Delta l\right)^2\left(mg=k\Delta l\right)$
$W=-0,06J$
Câu 6: Chọn D.
Câu 7: Chọn C.
Cách 1: Rẽ ràng tính được $R_1=2R_2$
Ta có: $P=\dfrac{U^2}{R_1+R_2}\cos ^2\varphi_1\Rightarrow P=\dfrac{U^2}{1,5R_1}\cos ^2\varphi_1$
$P_2=\dfrac{U^2}{R_1}.\cos ^2\varphi_2$
Dù nối tiếp thì $\cos \varphi_1=\cos \varphi_2$
$\Rightarrow \dfrac{360}{P_2}=\dfrac{1}{3}\Rightarrow P_2=540W$
Cách 2:...
Câu 8: Chọn B
Ở thời điểm $t_1$ ứng với $q=Q_o.\cos \left(\omega t_1+\varphi \right)$
$\left(\dfrac{q_1}{Q_o}\right)^2+\left(\dfrac{i}{I_o}\right)^2=1\Rightarrow \left(\dfrac{q_1}{Q_o}\right)^2+\left(\dfrac{i}{\omega Q_o}\right)^2=1$ (1)
Với $t_2$ ứng với $q_2=Q_o.\cos \left(\omega t_2+\varphi \right)$
$q_2=Q_o \cos \left(\omega t+\dfrac{3\pi }{2}\right)=-Q_o \sin \omega t$
$\Rightarrow q_1^2+q_2^2=Q_o^2$ (2)
$\omega =\dfrac{i}{q_2}=4\pi .10^{-6} \ \left(\text{rad}/\text{s}\right)$
$T=\dfrac{2\pi }{\omega } =0,5\mu C$

Câu 9: Chọn A

Câu 10: Chọn A
$t_{nen}=T-\dfrac{2T}{3}=\dfrac{T}{3}$
$t_{nen}=\dfrac{2}{\omega }arc\cos \dfrac{\Delta l}{A}=\dfrac{T}{3}\Rightarrow A=12$
$\Delta _{danmax}=A+\Delta l=18cm$
 
Last edited:
Câu 11:
$m=\dfrac{206m_0.\left(1-2^{-4}\right)}{210}=0,92m_0$
Chọn $D$
Câu 12:
$T'=\dfrac{T}{\sqrt[4]{1+\left(\dfrac{qE}{mg}\right)^{2}}}=\dfrac{T}{\sqrt{2}}$
$\Rightarrow qE=\sqrt{3}mg$
Chọn $A$
Câu 13:
Dễ tính được
$C'=1,75C_0 \Rightarrow \lambda' = \lambda_0 \sqrt{1,75}=132,29m$
Chọn $B$
Câu 14:
$m=m_0.2^{\dfrac{-t}{T}}$
Thay số ta được $T=4$
Chọn $A$
Câu 15:
Khi $U_{C_{max}}$ thì
$u_{AB}\perp u_{RL}
\Rightarrow \left\{\begin{matrix}
\dfrac{1}{U_{AB}^{2}}+\dfrac{1}{U_{RL}^{2}}=\dfrac{1}{U_{R}^{2}}\\\\ \left(\dfrac{u_{AB}}{U_{AB}}\right)^{2}+\left(\dfrac{u_{RL}}{U_{RL}}\right)^{2}=2

\end{matrix}\right.$
Thay số giải hệ suy ra $U_{AB}=300V$
Chọn $D$
Câu 16:
Khi dính thêm vật $m$ thì vị trí cân bằng mới lại chính là vị trí biên dưới ban đầu. Tại đó vận tốc của vật bằng 0. Do đó hai vật đứng im. Vậy chọn $A$
Câu 17:
Sóng cực ngắn. Chọn $B$
 
Câu 21:
Vì sợi dây có hai đầu cố định nên chiều dài sợi dây là:
$l=\dfrac{k\lambda }{2}$ với $\lambda =\dfrac{v}{f}$
Tần số nhỏ nhất nên ta lấy k=1
$\Rightarrow l=\dfrac{\lambda }{2}=\dfrac{v}{2f}\Rightarrow v=2fl=2.100.1=200 \ \left(\text{m}/\text{s}\right)$ ý D.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu 25:
Chu kì dao động của vật là:
$T=\dfrac{2\pi }{\omega }=\dfrac{2\pi }{5}=0,4\left(s\right)$
Khi thế năng bằng động năng:
$W_{d}=W_{t}=\dfrac{1}{2}kx^{2}$
$W=W_{t}+W_{d}=\dfrac{1}{2}kx^{2}+ \dfrac{1}{2}kx^{2}=kx^{2}\Leftrightarrow \dfrac{1}{2} kA^{2}=kx^{2}\Leftrightarrow x=+-\dfrac{A}{\sqrt{2}}$
Áp dụng mối quan hệ giữa chuyển động tròn đều và vòng tròn lương giác ta thấy trong 1 chu kỳ vật qua vị trí có động năng bằng thế năng 4 lần.
8Ot283B.png

Theo đề bài vật qua vị trí động năng bằng thế năng lần thứ 9 nên thời gian vật đi là:
2T+T/8= 17/20 (s) ý C
 
Câu 37:
$\varphi _{\dfrac{u}{i}}=\varphi _{u}-\varphi _{i}=0-\dfrac{\pi }{3}=-\dfrac{\pi }{3}$
Vậy mạch có tính dung kháng tức $Z_{C}>Z_{L}$ ý C
glwNcVm.png
 
Câu 45:
$f=\dfrac{\omega }{2\pi }=\dfrac{6}{2}=3\left(Hz\right)$
$\dfrac{2\pi x}{\lambda }=\dfrac{\pi }{x}\Rightarrow \lambda =2\left(m\right)$
$v=\lambda f=2.3=6 \ \left(\text{m}/\text{s}\right)$
ý C.
 
Câu 31.
$f=\dfrac{1}{2\pi \sqrt{LC}}$ Do L không đổi nên f tăng 2 lần khi C giảm 4 lần. Mà $C=\dfrac{\epsilon.S}{4k\pi d} \Rightarrow S$ giảm 4 lần... chọn C.
 
Câu 41. $\omega _C=\sqrt{\dfrac{1}{2}\left({\omega _1}^2+{\omega _2}^2\right)}=50Hz$. Chọn C.
 
Câu 18:
Giả sử: $B_1=B_0 \cos \left(\omega t\right)$
$B_2=B_0 \cos \left(\omega t +\dfrac{2\pi }{3} \right)$
$B_3=B_0 \cos \left(\omega t - \dfrac{2\pi }{3} \right)$
Tại thời điểm $B_1=B_0 \Rightarrow B_2=-\dfrac{B_0}{2}, B_3=\dfrac{B_0}{2}$
Chọn B.
Câu 19:

Hai tụ nối tiếp nên điện tích cực đại trên hai tụ bằng nhau và bằng $Q_0$
Tại thời điểm năng lượng cuộn cảm triết tiêu thì năng lượng trong mạch là:
$$W=\dfrac{1}{2}\left(\dfrac{Q_0^2}{C_1} + \dfrac{Q_0^2}{C_2}\right) $$
MẶt khác $C_1=2C_2$
Khi đó ta suy ra: $W_{C_1}=\dfrac{1}{3} W, W_{C_2}=\dfrac{2}{3} W$
Đóng khóa K tức ta ngắt tụ $C_1$ nên năng lượng lúc sau bỏ phần năng lượng của tụ 1 đi
Khi đó năng lương lúc sau của tụ là:
$$W'=W-W_{C_1}=W-\dfrac{1}{3} W=\dfrac{2}{3} W$$
Chọn B.
Câu 22:
ad.PNG

Ta có: $\tan \varphi_{AM}=\dfrac{Z_{L}}{R} =1 \Rightarrow \varphi_{AM}=\dfrac{\pi }{4} \Rightarrow \varphi_i=0 rad$
Măt khác: $I_0=\dfrac{U_{0AM}}{Z_{AM}}=1 \left(A\right)$
$u=u_{AM} +u_{MB}=100 \sqrt{2} \cos \left(100 \pi t -\dfrac{\pi }{4}\right)$
Khi đó tam giác AMB cân ta A nên ta suy ra $\varphi=-\varphi_{AM}=-\dfrac{\pi }{4}$
Khi đó hệ số công suất $\cos \varphi=\dfrac{\sqrt{2}}{2}$
Chọn C.
Câu 23:

Ta có: $\omega = 2\pi f= 2\pi n p =100 \pi $
Khi đó $E_0 = \omega N \Phi_0 =220 V$
Chọn A.
 
Last edited:
Câu 27: D
$\Delta U=U_1-U_2 \left(I_1=6\right)$
$U_1=RI+U_2\Rightarrow U_1=2380V$

Câu 30: B
$\Rightarrow i=\dfrac{4\lambda D}{a}=k\dfrac{\lambda D}{a-\Delta a}=\dfrac{3k\lambda D}{a+\Delta a}=\dfrac{k'\lambda D}{a+\Delta a}$
$\Rightarrow \dfrac{a}{4}=\dfrac{a-\Delta a}{k}=\dfrac{a+\Delta a}{3k}=\dfrac{a+2\Delta a}{k'}$
Chọn $k=2\Rightarrow k'=8$

Câu 32: A
Câu 33: B(bấm máy tính thử đáp án)
Câu 49: B
$n$ cũng như $\omega $
Khi $n_1$ thì $Z_{L_1}=R$(1)
Khi $n_2$ thì $U_{C_{max}}$ mạch xảy ra cộng hưởng $Z_{L_2}=Z_{C_2}$(2)
Khi $n_o$ thì $I_{max}$ nên $U_{L_{max}}$
$\omega _o=\dfrac{1}{\sqrt{LC-\dfrac{R^2C^2}{2}}}$ (3)
thế (1) (2) (3) $n_o=120vong$
Câu 50: A
2 lần sợi dây duỗi thẳng thì $\dfrac{T}{2}=0,05\Rightarrow T=0,1$, $\omega =20$
Mà $A=2A_{bung}$
$\Rightarrow v_{max}=40\pi $
 
Câu 28: Ta có: $v_1'=\dfrac{2.\dfrac{m}{2}v_0}{m+\dfrac{m}{2}}=\dfrac{2}{3} v_0$
Chọn D.
Câu 29: Phương trình dao động của vật:
$$x=8 \sin \left(\omega t+ \dfrac{\pi }{6}\right)$$
$Delta l_0$- độ giãn lò xo ở vị trí cân bằng
Từ dữ kiện đề bài: $\dfrac{F_{\text{đh max}}}{F_{\text{đh min}}}=\dfrac{7}{3}$
$$\Rightarrow \dfrac{A+\Delta l_0}{\Delta l_0-A}=\dfrac{7}{3} \Rightarrow \Delta l_0 =\dfrac{5}{2} A=20 cm$$
Suy ra: $\omega =\sqrt{\dfrac{g}{\Delta l_0}}=\dfrac{\sqrt{2}}{2}$
Tạ thời điểm $t=1,41 s$ vật ở vị trí $x=8 \sin \left(\dfrac{5\sqrt{2}}{4}.1,41+ \dfrac{\pi }{6}\right)\approx 8 cm$
Chiều dài lò xo lúc đó là
$l= l_0+\Delta l_0+ x=163$ ???
 
Last edited:

Quảng cáo

Back
Top