R biến thiên Giá trị R và vị trí mắc R $_{2}$ vào mạch là

anh yêu em

Active Member
Bài toán
Cho mạch AB được ghép bởi các đoạn mạch nối tiếp nhau: Đoạn AM chứa điện trở R$_{1}$=R, đoạn MN chứa cuộn cảm thuần L, đoạn NB chứa tụ điện C. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều ổn định, khi đó U$_{AM}$= U$_{AB}$ . Mắc thêm một điện trở R$_{2}$=R nổi tiếp vào mạch thì thấy trong số các điện áp hiệu dụng U$_{AM}$, U$_{MN}$, U$_{NB}$ có một điện áp tăng, hai điện áp còn lại giảm. Giá trị R và vị trí mắc R$_{2}$ vào mạch là
A. R> $\sqrt{2}$Z$_{L}$, mắc vào đoạn MN
B. R> $\sqrt{2}$Z$_{L}$, mắc vào đoạn MB
C. R bất kì , mắc vào đoạn AM
D. R> $\sqrt{3}$Z$_{L}$, mắc vào đoạn MB
 

Chuyên mục

Bài toán
Cho mạch AB được ghép bởi các đoạn mạch nối tiếp nhau: Đoạn AM chứa điện trở R$_{1}$=R, đoạn MN chứa cuộn cảm thuần L, đoạn NB chứa tụ điện C. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều ổn định, khi đó U$_{AM}$= U$_{AB}$ . Mắc thêm một điện trở R$_{2}$=R nổi tiếp vào mạch thì thấy trong số các điện áp hiệu dụng U$_{AM}$, U$_{MN}$, U$_{NB}$ có một điện áp tăng, hai điện áp còn lại giảm. Giá trị R và vị trí mắc R$_{2}$ vào mạch là
A. R> $\sqrt{2}$Z$_{L}$, mắc vào đoạn MN
B. R> $\sqrt{2}$Z$_{L}$, mắc vào đoạn MB
C. R bất kì , mắc vào đoạn AM
D. R> $\sqrt{3}$Z$_{L}$, mắc vào đoạn MB
Theo anh nghĩ sẽ là câu C.
Do $U_{AM}$= $U_{AB}$ và cuộn cảm thuần nên ta thấy $z_L=z_c$
Nếu mắc thêm điện trở thì I sẽ giảm nên chỉ có C.
 
Theo anh nghĩ sẽ là câu C.
Do $U_{AM}$= $U_{AB}$ và cuộn cảm thuần nên ta thấy $z_L=z_c$
Nếu mắc thêm điện trở thì I sẽ giảm nên chỉ có C.
D. anh ạ. Câu này kiểm tra , mà thầy giáo nói về nhà các em tự tìm hiểu
 
Hiếu ơi theo tớ thì thế này:
Vì ban đầu $U_{AM}=U_{AB}$ nên mạch đang có cộng hưởng điện, vậy ban đầu đoạn mạch MN, NB sẽ có cùng tính chất. Vì vậy khi mắc thêm $R_2$ vào thì mạch vẫn cộng hưởng,
1. A, B tương tự nhau mà chỉ có 1 đáp án đúng nên loại A, B.
2. Nếu mắc vào AM thì $U_{AM}$ =$U_{AB}$ nên $U_{AM}$ không đổi còn $U_{MN},U_{NB}$ giảm, vậy loại C.
Vậy theo loại trừ thì ta chọn được D.
Còn giải cụ thể thì theo tớ:
Vì ban đầu đoạn MN, NB có cùng tính chất nên
Mắc $R_2$ vào mạch MB, thì dù mắc vào MN, hay NB sẽ có tương tự nhau, nên ta chỉ cần giả xét TH ghép R vào đoạn MN (hoặc NB)
Có $U_{AM}=U\dfrac{R_1}{R_1+R_2}$ như vậy $U_{AM}$ giảm.
+$U_{MN}=U\dfrac{\sqrt{R_2^{2}+Z_L^{2}}}{R_1+R_2}$
+$U\dfrac{\sqrt{R^{2}+Z_L^{2}}}{2R}>U\dfrac{Z_L}{R}\Leftrightarrow R^{2}>3Z_L^{2}\Leftrightarrow R>\sqrt{3}Z_L$
+$U_{NB}=U\dfrac{Z_C}{2R}<U\dfrac{Z_C}{R}$
Nói chung theo tớ câu này thử đáp án là nhanh nhất!
 

Quảng cáo

Back
Top